Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học Lý thuyết Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức_Bài 4 Chọn giống vật nuôi
Bài 4 Chọn giống vật nuôi
I. KHÁI NIỆM CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
- Chọn giống vật nuôi:
+ Là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt.
+ Phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống.
+ Đồng thời thải các cá thể không đạt yêu cầu.
- Mục đích của chọn giống là duy trì và nâng cao những đặc điểm tốt của giống vật nuôi qua mỗi thế hệ.
- Ví dụ: Để cải thiện năng suất giống gà Ri, người ta giữ lại làm giống những con:
+ Gà trống lớn nhanh, to đẹp.
+ Gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.
II. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
1. Ngoại hình
- Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của vật nuôi liên quan đến:
+ Sức khoẻ cũng như cấu tạo, chức năng của bộ phận bên trong cơ thể.
+ Khả năng sản xuất của con vật.
+ Là hình dáng đặc trưng của vật nuôi.
- Một số chỉ tiêu ngoại hình thường dùng trong chọn giống là:
+ Hình dáng toàn thân.
+ Màu sắc da, lông, tai, mõm,...
+ Mào, tích, chân, màu sắc lông (đối với gia cầm).
- Căn cứ vào ngoại hình, người ta thường chọn những:
+ Cá thể cân đối, mang đặc điểm của giống.
+ Không khuyết tật.
+ Lông và da bóng mượt.
+ Mắt tinh nhanh.
=> Để làm giống.
2. Thể chất
- Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật:
+ Trong những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định.
+ Có liên quan đến sức khoẻ và khả năng sản xuất của con vật.
- Thể chất của vật nuôi được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi.
- Một số biểu hiện của thể chất như:
+ Tốc độ sinh trưởng.
+ Kích thước của vật nuôi.
+ Khả năng hoạt động của vật nuôi,...
- Căn cứ vào thể chất, người ta thường chọn những cá thể có đặc điểm như:
+ Lớn nhanh, khỏe mạnh.
+ Kích thước lớn trong đàn.
+ Hoạt động nhanh nhẹn.
=> Để làm giống.
3. Sinh trưởng, phát dục
- Sinh trưởng là sự tích luỹ chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất.
=> Làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của từng:
+ Cơ quan.
+ Bộ phận.
+ Toàn bộ cơ thể.
- Ví dụ: Khối lượng gà Tre lúc:
+ Mới nở khoảng 20 g.
+ 4 tuần tuổi là 77 g.
+ 8 tuần tuổi đạt 118 g.
+ 16 tuần tuổi đạt 186 g.
- Phát dục là quá trình biến đổi về chất của cơ thể.
+ Sự biến đổi này bao gồm sự hình thành và hoàn thiện chức năng của từng cơ quan, bộ phận mới của cơ thể:
Ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai.
Trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con vật.
Ví dụ: Gà trống biết gáy, gà mái bắt đầu đẻ trứng.
- Hai quá trình sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời và hỗ trợ cho nhau tạo nên sự phát triển chung của cơ thể.
- Sinh trưởng, phát dục là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc. Con vật được chọn lọc phải có khả năng sinh trưởng, phát dục tốt, nghĩa là:
+ Lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp.
+ Cơ thể phát triển hoàn thiện.
+ Sự thành thục tính dục biểu hiện rõ, phù hợp với độ tuổi từng giống.
4. Khả năng sản xuất
- Khả năng sản xuất là khả năng tạo ra sản phẩm của vật nuôi.
- Ví dụ: Khả năng sản xuất của một số giống vật nuôi tại Việt Nam:
+ Lợn Yorkshire: tăng trọng trung bình 590,6 g/ngày.
+ Bò Lai Sind: sản lượng sữa khoảng 1200 - 1500 kg/chu kì.
- Khả năng sản xuất phụ thuộc vào:
+ Từng giống.
+ Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Đặc điểm cá thể.