Lý thuyết Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 KNTT_Bài 7 Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

 Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học Lý thuyết Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối tri thức_Bài 7 Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Bài 7 Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng


I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng

- Tuyên truyền về vai trò, giá trị của rừng trong việc:

+ Ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Giá trị kinh tế, xã hội.

+ Bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

- Giáo dục ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

- Chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và công tác bảo vệ phát triển rừng.



2. Trồng cây

- Cây xanh trồng ở khu vực đô thị và nông thôn tạo ra nguồn gỗ cung cấp nhu cầu của con người.

→ Giảm nhu cầu khai thác gỗ từ rừng, giúp bảo vệ tài nguyên rừng.

- Cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng,...

3. Ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng

- Nghiêm cấm các hành vi phá hoại tài nguyên rừng.

- Tăng cường công tác tuần tra, giám sát để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi:

+ Chặt phá rừng.

+ Khai thác rừng trái quy định đốt nương làm rẫy.

+ Săn bắt thú rừng trái phép.

- Làm hàng rào bảo vệ rừng và phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

4. Phòng chống cháy rừng

- Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống cháy rừng.

+ Lắp đặt các biển báo ở khu vực có nguy cơ cao cháy rừng.

+ Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng cho chủ rừng và người dân.

+ Chủ động các phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng,...

5. Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên

- Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực địa lí được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học. 

- Khu bảo tồn thiên nhiên có 4 loại:

+ Vườn quốc gia.

+ Khu dự trữ thiên nhiên.

+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh.

+ Khu bảo vệ cảnh quan.

- Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ:

+ Góp phần quan trọng trong bảo vệ tính nguyên vẹn của hệ mình thái.

- Bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học,...

6. Chính sách và luật bảo vệ, phát triển rừng

- Có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác.

- Đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

- Đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

- Có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản.

- Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trồng, đồi núi trọc.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG PHỔ BIẾN

1. Khai thác trắng

- Là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác (dưới 1 năm).

→ Để phục hồi rừng sau khi khai thác trắng, cần phải tiến hành trồng rừng. 

- Ở nước ta, nơi có độ dốc cao, mưa nhiều không được áp dụng khai thác trắng.

2. Khai thác dần

- Là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định (khoảnh chặt).

- Quá trình chặt được thực hiện trong nhiều mùa khai thác (từ 3 đến 4 mùa) với thời gian khai thác kéo dài.

- Rừng được khai thác bằng hình thức này sẽ tự phục hồi nhờ sự tái sinh tự nhiên của cây rừng.

3. Khai thác chọn

- Là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách chọn chặt các cây đã thánh thục, giữ lại những cây còn non, cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.

- Hình thức khai thác này không hạn chế thời gian, số lần khai thác.

- Rừng sẽ tự phục hồi nhờ sự tài sinh tự nhiên của cây rừng.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube