Lý Thuyết Sinh 12 chân trời sáng tạo_Bài 13 Di truyền quần thể

 Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_Bài 13 Di truyền quần thể

Bài 13 Di truyền quần thể

I. Khái niệm

1. Quần thể: 

- Là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, trải qua một quá trình lịch sử, cùng sống trong một không gian xác định, có thể sinh sản ra thế hệ sau hữu thụ.

2. Di truyền quần thể: 

Là một lĩnh vực của di truyền học, nghiên cứu sự thay đổi của tần số allele và tần số kiểu gene đối với một tính trạng cụ thể trong quần thể thao thời gian, đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động làm thay đổi tần số allele và thành phân kiểu gene đó.

II. Các đặc trưng di truyền của quần thể

III. Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần

1. Cấu trúc di truyền


2. Một số vấn đề thực tiễn

- Tự thụ phấn hoặc giao phối gần dẫn đến hiện tượng suy thoái cận huyết=> giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, dị tật ở người,…

IV. Quần thể ngẫu phối

1. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối và trạng thái cân bằng di truyền

- Ngẫu phối tạo ra nhiều biến di tổ hợp, do đó quần thể ngẫu phối đa hình về kiểu gene và kiểu hình.

- Ngẫu phối qua các thể hệ dẫn đến tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể duy trì ổn định => trạng thái cân bằng di truyền.

2. Định luật Hardy – Weinberg

* Nội dung định luật: Trong một quần thể lớn và ngẫu nhiên, tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể sẽ duy trì không đổi qua các thế hệ trong các điều kiện nghiệm đúng.

* Biểu thức định luật: p2 AA + 2pqAa + q2aa = 1 (với p, q lần lượt là tần số allele A, a trong quần thể)

* Điều kiện nghiệm đúng:

- Quần thể kích thước lớn, ngẫu phối.

- Không có các yếu tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene như đột biến, CLTN, di nhập gene,…

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube