Lý Thuyết Sinh 12 chân trời sáng tạo_Bài 10 Mối quan hệ giữa kiểu genne – kiểu hình – môi trường

 Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_Bài 10 Mối quan hệ giữa kiểu genne – kiểu hình – môi trường

Bài 10 Mối quan hệ giữa kiểu genne – kiểu hình – môi trường

I. Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường

- Phân tử protein và các phân tử hữu cơ trong tế bào chỉ thực hiện chức năng trong những điều kiện nhất định → Nhiệt độ, pH ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene.

+ Ví dụ: Các enzyme ở người hoạt động ở nhiệt độ từ 25 – 40°C, nhiệt độ tối ưu là 37°C; đa số enzyme hoạt động ở pH tối ưu từ 6 – 8

- Các tế bào ở những phần đầu mút của cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của tế bào ở phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp sắc tố làm cho lông có màu. Còn những tế bào ở phần thân có nhiệt độ cao hơn nên gene không được biểu hiện → nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene. 

+ Ví dụ: Phần thân của thỏ himalaya có bộ lông trắng muốt, những phần đầu mút của cơ thể (bàn chân, tai, đuôi và mõm) lại có màu đen hoặc màu chocolate.

- Trong một loài, các cá thể có cùng kiểu gene nhưng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống khác nhau sẽ biểu hiện thành những kiểu hình khác nhau → độ pH có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene.

+ Ví dụ: Các cây cẩm tú cầu có cùng kiểu gene nhưng khi trồng trong đất có độ pH khác nhau sẽ cho màu hoa khác nhau

→Hiện tượng một kiểu gene có thể thay đổi kiểu hình trước những điểu kiện sống khác nhau được gọi là thường biến.

Ví dụ: Hoa anh thảo

+ Dòng hoa đỏ (kiểu gene AA) khi được trổng ở điều kiện 35 °c cho kiểu hình hoa trắng, sau đó đem thế hệ sau của cây hoa trắng trổng ở điểu kiện 20 °c lại cho hoa màu đỏ.

+ Dòng hoa trắng (kiểu gene aa) chỉ cho một loại kiểu hình hoa trắng khi được trổng ở điểu kiện nhiệt độ 20 °c hay 35 °c

→ Nhiệt độ môi trường có thể tác động tạo ra một kiểu hình giống hệt kiểu hình của một loại kiểu gene khác.

II. MỨC PHẢN ỨNG

- Tập hợp các kiểu hình của cùng một loại kiểu gene trong những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gene.


III. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA MỨC PHẢN ỨNG

- Tìm ra những điểu kiện môi trường thích hợp để kiểu gene biểu hiện thành kiểu hình tối ưu.

+ Ví dụ:

- Mang lại giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi, trổng trọt, người ta thường lựa chọn những giống cao sản (mức phản ứng rộng) kết hợp với biện pháp, kĩ thuật chăm sóc thích hợp.

- Cho những cá thể có tính trạng mong muốn (dùng làm mẹ) lai với cùng một cá thể (dùng làm bố). Đánh giá qua kiểu hình ở đời con, xác định được kiểu gene của mẹ để chọn giống có năng suất cao, chất lượng tốt.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube