Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_Bài 9 Di truyền gen ngoài nhân
Bài 9 Di truyền gen ngoài nhân
I. THÍ NGHIỆM CỦA CORRENS VỀ DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN
1. Bối cảnh ra đời
của thí nghiệm
- Thời gian: 1909
- Đối tượng nghiên cứu: cây hoa phấn (Mirabilis jalapa)
2. Thí nghiệm
- Tiến hành các phép lai thuận nghịch ở loài cây hoa phấn.
- Kết quả: đời F1 cho kiểu hình màu sắc lá luôn giống mẹ.
3. Giải thích thí nghiệm.
- Gene quy định tổng hợp diệp lục của lá không tuân theo quy luật di
truyền nhiễm sắc thể trong nhân và tính trạng của con lai giống mẹ không phụ
thuộc vào bố.
- Ông cho rằng tính trạng màu lá
của cây hoa phấn do gene nằm trong lục lạp ở tế bào chất quy định.
- Vậy gene không chỉ tồn tại trong
nhân mà còn tồn tại ngoài nhân: ở thực vật thì gene tồn tại trong lục lạp, ty
thể còn ở động vật thì gene tồn tại trong ty thể.
II. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN
Sự di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định có các đặc
điểm sau:
- Không có sự tái tổ hợp gene ngoài nhân trong
quá trình thụ tinh.
III. ỨNG DỤNG CỦA GENE DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
1. Trong sản xuất nông nghiệp:
Hiện tượng bất dục đực ở tế bào chất do đột biến gene nằm trong ti thể gây ra và được ứng dụng trong công tác lai giống tạo cây trồng đặc biệt đối với hoa lưỡng tính tự thụ phấn.
VD: Trong lai tạo các giống lúa có năng suất cao: VT 505, MV2, Long
Hương 8117, …
2. Trong y học:
+ Ở người một số bệnh do gene nằm trong ti thể quy định: tiểu đường,
tim mạch, Alzheimer, legh…
+ Bằng kỉ thuật loại trừ gene gây bệnh trong ti thể để sinh ra đời con
khỏe mạnh.
+ Trong pháp y: xác định hài cốt liệt sĩ, nhân thân các nạn nhân trong
các vụ tai nạn, xác định quan hệ huyết thống ở người, ...
3. Trong tiến hóa:
- Giải trình tự nucleotide trên DNA của ti thể để xây dựng, phân loại các nhóm sinh vật, truy tìm nguồn gốc chủng tộc của loài người…