Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_Bài 8 Các quy luật di truyền của morgan và di truyền giới tính
Bài 8 Các quy luật di truyền của morgan và di truyền giới tính
I. Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Morgan.
- Thomas Hunt Morgan (1866-1945) là nhà phôi học người Mỹ, ông thường được nhắc đến
do các khám phá về vai trò của nhiễm sắc thể trong quá trình di truyền của sinh
vật.
- Trước những năm 1900, khái niệm về gene vẫn
chưa được sáng tỏ. Năm 1907, Morgan nghiên cứu di truỵển học và thực hiện thí
nghiệm trên đổi tượng ruổi quả (ruồi giấm).
- Đến năm 1910, Morgan cùng nhóm nghiên cứu đã
chứng minh các nhân tố di truỵển Mendel (sau nàỵ được xác định là gene) phân bố
thành dãy locustrên nhiễm sắc thể tạo thành nhóm liên kết, từ đó hoàn thiện học
thuyết di truyền nhiễm sắc thể.
II. Di truyền giới tính và liên kết với giới tính
1. Di truyền giới tính
+ Ở người, trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể Y có gene SRY (sex-determining region Y gene) quy định giới tính nam.
+ Ở chim, gene DMRT1
trên nhiễm sắc thể Z quy định giới tính có một bản sao. Phôi có một bản sao
gene DMRT1 phát triển buồng trứng, hai bản sao gene phát triển tinh hoàn.
+ Ở Ong mật, ấu trùng dị hợp về gene xác định
giới tính cds phát triển thành con cái, nếu đổng hợp hoặc chỉ có một gene phát
triển thành con đực.
- Trong
tế bào sinh dưỡng của một số loài động vật, NST giới tính ở một giới có 2 chiếc
giống nhau (XX hoặc ZZ) giảm phân tạo ra một loại giao tử. Giới còn lại có hai
chiếc khác nhau (XY hoặc ZW) hay có thể chỉ có 1 chiếc (XO) giảm phân cho 2
loại giao tử. Thông qua thụ tinh tổ hợp các giao tử với xác xuất ngang nhau là
cơ sở giải thích tỉ lệ giới tính trong tự nhiên theo lí thuyết thường là 1: 1
2. Di truyền liên kết với giới tính
- Đối tượng nghiên cứu: ruổi giấm (Drosophila
melanogaster).
a. Di truyền gene trên nhiễm sâc thể X
* Thí nghiêm
- Morgan đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu
tính trạng màu mắt ở ruổi giấm như sau:
* Đề xuất giả thuyết
- Kết quả phép lai: F1 đều có mắt đỏ, vì vậy
màu mắt trắng là lặn (w) so với màu mắt đỏ (W); F2 tính trạng màu mắt trắng chỉ
biểu hiện ở các con đực.
- Có hai giả thuyết vể sự di truyền màu mắt
của ruổi giấm:
+ Các gene quy định màu mắt nằm trên các nhiễm
sắc thể thường.
+ Các gene quỵ định màu mắt nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính X.
* Kiểm tra giả thuyết
- Thông qua thí nghiệm chứng minh giả thuyết
gene nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X phù hợp với kết quả thí nghiệm
* Cơ sở tế bào học
- Gene quy định màu
mắt của ruổi giấm nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có locus tương ứng
trên nhiễm sắc thê Y.
- Các gene nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính sẽ phân Li và tổ hợp cùng với sự phân li và tổ hợp của
nhiễm sắc thể giới tính. Sự di truyền các gene trên nhiễm sắc thể giới tính gọi
là di truyền liên kết giới tính
b. Di truyền gene trên
nhiễm sác thể Y
- Một số loài có nhiễm
sắc thể Y không mang gene hoặc mang rất ít gene
- Ở người, một số gene
trên nhiễm sắc thể Y không có allele trên X được di truyển từ bố sang con trai
và mang tính chất"dòng họ nội".
- Ở các loài sinh vật,
gene trên nhiễm sắc thể Y không có allele trên X di truyển thẳng theo giới dị
giao tử.
3. Ứng dụng di truyền giới tính và liên kết giới tính
- Trong chăn nuôi: xác định giới tính sớm ở vật nuôi, có thể dựa
vào các tính trạng do gene trên nhiễm sắc thể giới tính quỵ định. Ví dụ: Ở gà,
phân biệt gà trống haỵ mái ngay khi con non mới nở từ trứng dựa vào tính trạng
có vằn trên đẩu do gene trội trên nhiễm sắc thể X quỵ định, do đó, con trống có
hai nhiễm sắc thể X mang hai gene trội thì mức độ vằn rõ hơn so với con mái có
kiểu nhiễm sắc thể XY nên chỉ có một gene.
- Trong y học: có thể dự đoán được
kiểu hình bệnh ở đời con. Một số bệnh do đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể
giới tính X thường gặp như:bệnh mù màu, bệnh máu khó đông (Hemophilia A, B, C),
bệnh teo cơ (loạn dưỡng cơ Duchenne). Dựa vào đặc điểm nhiễm sắc thể giới tính
ở người, có thể xác định được một số bệnh, hội chứng ở người do rối loạn phân
lí của nhiễm sắc thể giới tính như hội chứng siêu nữ, klineíelter, turner,...
III. Di truyền Liên kết gene và Hoán vị gene
1. Liên kết gene
a. Tiến hành thí
nghiệm
- Lai phân tích trên
ruổi giấm đực ở thể hệ F1 của cặp bố mẹ thuẩn chủng, khác nhau về hai tính
trạng tương phản là màu thân và kích thước cánh:
b. Để xuất giả thuyết
- Kết quả phép lai cho
thấy:
+ Allele quy định thân
xám là trội (B), thân đen là lặn (b); aliele quy định cánh dài là trội (V),
cánh cụt là lặn (v).
+ P thuần chủng, con
lai F1 dị hợp (Bb, Vv) biểu hiện cả hai tính trạng trội thân xám, cánh dài.
- Khi cho F, lai phân
tích để tạo thế hệ Fa, sẽ có hai giả thuyết sau:
+ Phân li độc lập: các
gene nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau nên phân li độc lập với nhau.
+ Phân li đổng thời:
các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể nên phân li cùng nhau.
c. Kiểm tra giả thuyết
- Giả thuyết phân li
đổng thời đã cho kết quả tương ứng với thí nghiệm của Morgan
d. Cơ sờ tế bào học
- Các gene trên một
nhiễm sắc thể tạo thành một nhóm gene liên kết phân li và tổ hợp cùng nhau
trong quá trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền của nhóm tính trạng
do chúng quy định là cơ sở tế bào học của liên kết gene trong thí nghiệm của
Morgan
- Hiện tượng các gene
cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và di truyền cùng nhau gọi là liên kết gene.
2. Hoán vị gene
a. Tiến hành thí
nghiệm
- Morgan tiếp tục tiến hành thí nghiệm lai
phân tích ruổi cái F1
b. Giải thích kết quả thí nghiệm
- Ngoài các cá thể có
kiểu hình giống bố mẹ thì có khoảng 17 % số cá thể đời con có kiểu hình tái tổ
hợp là thân xám, cánh cụt; thân đen, cánh dài. Đã có sự tách rời các gene trên
cùng một nhiễm sắc thể mà sau này gọi là trao đổi chéo, gâỵ nên sự tái
tổ hợp các gene liên kết.
- Trao đổi chéo xảy ra
ở ruổi cái dị hợp tử về hai cặp gene (Bb và Vv) đã tạo nên các giao tử cái tái
tổ hợp (Bv và bV), sự thụ tinh của các giao tử cái này với giao tử đực (bv) đã
tạo ra đời con có 17% cá thể có kiểu hình tái tổ hợp là ruổi thân xám, cánh cụt
và ruổi thân đen, cánh dài
c. Cơ sở tế bào học
- Đã diễn ra trao đổi chéo từng đoạn tương ứng
giữa hai chromatid khác nguổn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đổng ở' kì đẩu
của giảm phân I, kết quả đã tạo ra các loại giao tử tái tổ hợp (Bv, bV) bên
cạnh những giao tử liên kết (BV, bv).
- Hiện tượng trao đổi chéo từng đoạn tương ứng
giữa hai chromatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đổng dẫn đến
đổi chỗ các allele tương ứng của cùng một gene gọi là hoán vị gene.
d. Ý nghĩa di truyền hoán vị gene
- Hoán vị gene làm tăng biến dị tổ hợp, tạo ra
những tổ hợp gene liên kết mới cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
- Căn cứ vào tán số hoán vị gene để thiết lập
bản đổ di truyền.
IV. Bản đồ di truyền
- Bản đổ di truyền (bản đổ gene) là sơ đổ phân
bố các gene trên các nhiễm sắc thể của một loài.
- Bản đồ di truyền cho biết vị trí tương đối của các gene
trên nhiễm sắc thể.
- Bản đổ di truyền được chia thành các đơn vị
bản đổ hay centiMorgan (cM), trong đó, tẩn số tái tổ hợp là 1 % tương ứng với 1
cM.
V. Quan điểm của Mendel và Morgan về tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Quy luật di truyền của Mendel và Morgan nói
riêng và tất cả các quy luật di truyền nói chung là quy luật vận động của các
gene trên một cặp nhiễm sắc thể và trên nhiều cặp nhiễm sắc thể.
- Thực chất quy luật vận động của gene là quy
luật vận động của nhiễm sắc thể vì gene phân bố thành dãy locus trên nhiễm sắc
thể, do đó, sự phân li, tổ hợp gene có bản chất là sự phân li, tổ hợp nhiễm sắc
thể
- Các gene phân bố theo chiều dọc trên một
nhiễm sắc thể tạo thành một nhóm gene liên kết.Trên một nhiễm sắc thể, các
allele nằm gần nhau có xu hướng luôn phân li cùng nhau, các allele càng xa nhau
thì xác suất xảy ra trao đổi chéo giữa các allele cùng locus gene trên hai
nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đổng càng lớn, do đó, tẩn số hoán vị gene
càng lớn