Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_Bài 15 Các bằng chứng tiến hóa
Bài 15 Các bằng chứng tiến hóa
Bằng chứng tiến hóa là cơ sở để xác định mối quan hệ họ hàng giữa sinh vật
Có 2 dạng bằng
chứng: + Bằng chứng trực tiếp ( chủ yếu
là các hóa thạch)
+ Bằng chứng
gián tiếp (bao gồm giải phẫu so
sánh, tế bào học, sinh học phân tử)
I. Bằng chứng
hóa thạch (bằng chứng trực tiếp)
- Hóa thạch là dấu vết (xương, xác, dấu
chân,...) của sinh vật cổ đại được bảo tồn trong các lớp đất đá, hổ phác, băng
tuyết.
- Ý nghĩa của hoá thạch:
+ là bằng chứng trực
tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
+ cho thấy các loài
đã từng tồn tại và tiến hoá theo thời gian.
- Tuổi hoá thạch được
xác định thông qua đồng vị phóng xạ.
II. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
III. Bằng chứng tế bào học.
- Các sinh vật đều
được cấu tạo từ tế bào; Tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
- Mọi tế bào đều gồm 3 thành phần: màng, tế bào
chất và nhân/vùng nhân.
- Ý nghĩa: Bằng chứng tế
bào chứng tỏ mọi sinh vật đều có chung nguồn gốc.
IV. Bằng chứng sinh học phân tử (là bằng chứng chính xác nhất để xác định quan hệ họ hàng)
- Một số bằng chứng
sinh học phân tử:
+ Vật chất di truyền
của tất cả sinh vật là DNA ( trừ 1 số virus là RNA);
+ Đa số các sinh vật
đều sử dụng chung mã di truyền.
+ Protein đều được
cấu tạo từ 20 loại amino acid.
- Ý nghĩa bằng chứng
sinh học phân tử:
+ Làm sáng tỏ mối
qua hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật (về nguồn gốc chung và quan hệ họ hàng).
+ Các loài có trình tự, tỉ lệ các nucleotide, amino acid càng giống nhau thì có nguồn gốc họ hàng càng gần gũi và ngược lại.