Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_Bài 27 Sinh thái học phục hồi và bảo tồn
Bài 27 Sinh thái học phục hồi và bảo tồn
I. PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN CÁC HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN
- Các hệ sinh thái tự nhiên
có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người như bảo vệ môi trường
sống, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, tiêu diệt sinh vật gây hại,… Tuy
nhiên, những hoạt động của con người như khai thác tài nguyên, xây dựng khu đô
thị, du nhập các loài ngoại lai,… gây suy giảm các hệ sinh thái và ảnh hưởng đến
đời sống con người trong tương lai. Do đó, cần phục hồi, bảo tồn các hệ sinh
thái tự nhiên.
1. Khái niệm
- Sinh thái học phục hồi là lĩnh vực ứng dụng các
nguyên lí sinh thái học nhằm đưa các hệ sinh thái đã bị suy thoái trở về trạng
thái gần nhất với trạng thái tự nhiên của nó.
-
Sinh thái học bảo tồn là lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái và
các lĩnh vực khoa học liên quan để duy trì, bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Một số phương pháp phục hồi hệ sinh thái
Bảng
27.1. Một số phương pháp phục hồi hệ sinh thái
Nhóm phương pháp |
Phương pháp phục hồi
hệ sinh thái |
Tác dụng |
Phục hồi đa dạng sinh học |
Loại trừ các loài ngoại lai xâm nhập. |
Giảm sự cạnh tranh đối với các loài bản địa. |
Đưa bổ sung vào hệ sinh thái các loài sinh vật hoặc các
thành phần cần thiết (nước, chất dinh dưỡng,...). |
Gia tăng sinh học giúp phục hồi hệ sinh thái. |
|
Phục hồi và cải tạo môi trường |
Trồng rừng, cải tạo đất hoang. |
Phục hồi diện tích rừng và nơi ở cho các loài sinh vật, đảm
bảo những lợi ích của rừng đối với con người. |
Loại bỏ khỏi hệ sinh thái các yếu tố gây hại (như kim loại
nặng, chất thải,...). |
Tránh gây ô nhiễm môi trường. |
|
Khắc phục các hậu quả của thiên tai, cháy rừng, ô nhiễm
môi trường, biến đổi khí hậu. |
Đảm bảo môi trường sống thuận lợi cho các loài sinh vật
và con người. |
|
Thông qua pháp chế, tuyên truyền và giáo dục |
Tăng cường công tác tuyên truyền, phục hồi các hệ sinh
thái. |
-
Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường và
đa dạng sinh học. - Ngăn chặn việc săn bắt trái phép các loài động vật
hoang dã, việc khai thác không hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên,... |
Lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường và đa dạng
sinh học vào chương trình học trong nhà trường. |
II. ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG BẢO TỒN HỆ SINH THÁI Ở ĐỊA PHƯƠNG
- Mục tiêu: Xác định được thực trạng bảo tồn một số hệ sinh thái
ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn.
- Nội dung: Điều tra về thực trạng bảo
tồn hệ sinh thái và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương.
- Chuẩn bị: Sổ ghi chép, khẩu trang, găng tay, kính râm, máy ảnh,
nón (mũ).
- Sản phẩm: Bảng kết quả, bộ tranh, ảnh
điều tra, bài thuyết trình.
- Thực hiện dự án
+ Bước 1. Xác định địa điểm điều tra.
+ Bước 2. Tiến hành điều tra.
+ Bước 3. Chụp ảnh, ghi nhận kết quả điều tra.
+ Bước 4. Tác dụng, hạn chế của các biện pháp.
Đề xuất biện pháp bảo tồn.
+ Bước 5. Báo cáo kết quả điều tra.