Lý Thuyết Sinh 12 chân trời sáng tạo_Bài 21 Quần thể sinh vật

  Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_Bài 21 Quần thể sinh vật

Bài 21 Quần thể sinh vật

I. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ SINH VẬT

- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, o một khoảng thời gian nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) tạo ra những thế hệ mới có khả năng sinh sản.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

1.    1. Mối quan hệ hỗ trợ

- Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể thích nghi với các điều kiện môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể thông qua hiệu quả nhóm.

2.    2. Mối quan hệ cạnh tranh


Ví dụ

Nguyên nhân

Ý nghĩa

Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật

Tranh giành về nơi ở, nguồn thức ăn, quyền sinh sản…

Bảo vệ nguồn thức ăn, nước uống, nơi ở và nơi sinh sản để không bị xâm phạm bởi các con đực khác.

Các con sư tử đực tranh giành lãnh thổ

Mật độ cây quá dày, thiếu ánh sáng và chất dinh dưỡng

Các cá thể yếu sẽ bị đào thải, mật độ cá thể giảm, đảm bảo nguồn ánh sáng và chất dinh dưỡng cho các cá thể còn lại.

Cá pecca châu âu ăn thịt đồng loại

Thiếu nguồn thức ăn

Duy trì sự tồn tại và phát triển của loài.

 

- Nhờ sự cạnh tranh mà số lượng cá thể cũng như sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp. Các cá thể có khả năng thích nghi cao sẽ được giữ lại, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể


III. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

1.    1. Kích thước quần thể

Vi dụ: Quần thể gà rừng khoảng 200 con/ quần thể, quần thể voi trong rừng mưa nhiệt đới thường có kích thước khoảng 25 con/ quần thể

- Kích thước quần thể là: là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong không gian của quần thể.

- Kích thước tối đa: là số lượng cá thể nhiều nhất nhưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống.

 -Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất cần có để duy trì và phát triển.

- Ứng dụng: Dựa vào kích thước để xây dựng phương án nuôi trồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí.

2.    2. Mật độ

Ví dụ: Mật độ cây thông là 1000 cây/ha, sâu rau 2 con/m2 ruộng rau

- Khái niệm: là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích

- Đặc điểm: Mật độ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn sống, mức sinh sản, tử vong.

- Ứng dụng: Điều chỉnh mật độ phù hợp cho từng loài vật nuôi, cây trồng

3.    3. Tỉ lệ giới tính

- Khái niệm: Là tỉ lệ giữa số cá thể đực và số cá thể cái.

- Đặc điểm: Loài sinh sản hữu tính, tỉ lệ giới tính thể hiện tiềm năng sinh sản. Trong tự nhiên, tỉ lệ giới tính xấp xỉ 1:1. Tỉ lệ này thay đổi tùy theo loài, tập tính sinh sản, thời gian và điều kiện sống.

- Ứng dụng: Điều chỉnh tỉ lệ giới tính phù hợp loài, mục đích kinh tế.

4.    4. Nhóm tuổi

- Tuổi là đơn vị đo thời gian sống của cá thể.

- Nhóm tuổi là tập hợp các cá thể có chung đặc điểm về khoảng thời gian sống. Được áp dụng cho các loài có thời gian sống nhiều năm.

- Ứng dụng:

+ Đối với sinh vật: Có kế hoạch nuôi trồng, khai thác hợp lí…

+ Đối với người: có ý nghĩa trong việc đưa ra các giải pháp dân số, phát triển kinh tế, xã hội.

5.    5. Kiểu phân bố

- Khái niệm kiểu phân bố: Phân bố cá thể trong quần thể là vị trí tương đối của các cá thể trong không gian của quần thể.

IV. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

1. Các kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật

- Khái niệm: Sự tăng trưởng của quần thể là tăng về kích thước quần thể.

 - Có 2 kiểu tăng trưởng

+ Tăng trưởng trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (tăng theo tiềm năng sinh học)

- Môi trường không bị giới hạn: nguồn sống dồi dào, mức sinh sản tối đa mức tử vong tối thiểu, số lượng cá thể tăng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng có hình chữ J.

+ Tăng trưởng trong môi trường nguồn sống bị giới hạn.

- Môi trường bị giới hạn: Thực tế trong môi trường luôn có sự cạnh tranh (thức ăn, nơi ở…), bệnh tật, vật ăn thịt, sinh sản…Do đó, quần thể chỉ đạt kích thước tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường, đường cong tăng trưởng có hình chữ S.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của quần thể

- Sự tăng trưởng phụ thuộc vào: Mức sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư. Hai yếu tố quyết định là sinh sản và tử vong.

- Kích thước quần thể = sinh - tử  + nhập - xuất

+ Tăng trưởng dương: Khi môi trường thuận lợi, thức  ăn dồi dào, tăng sinh sản và nhập cư, giảm tử vong xuất cư.

+ Tăng trưởng âm: Khi môi trường bất lợi, thức ăn giảm, tăng tử vong và xuất cư, giảm sinh sản và nhập cư.

3. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

- Khái niệm: Biến động số lượng là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể do sự thay đổi các nhân tố sinh thái theo chu kì hoặc không theo chu kì.

- Có 2 dạng:

+ Biến động theo chu kì: ngày đêm, mùa, tuần trăng, thủy triều, nhiều năm.

+ Biến động không theo chu kì: Do lũ, hạn, rét, cháy, dịch bệnh, khai thác quá mức...

- Ý nghĩa: Góp phần điều chỉnh sự tăng trưởng của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

V. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI

- Sự tăng trưởng của quần thể người tương đối chậm trước năm 1650. Từ năm 1650 trở đi kích thước của quần thể người tăng lên nhanh chóng

- Kích thước quần thể người tỉ lệ nghịch với tỉ lệ tăng trưởng của quần thể người

- Kiểm soát sự gia tăng dân số có thể làm chậm tỉ lệ tăng trưởng của quần thể người từ đó có thể giải quyết được một số vấn đề như giảm áp lực cho ngành y tế, giáo dục, giải quyết vấn đề nhà ở và giảm tỉ lệ thất nghiệp…Nhờ đó chất lượng đời sống của con người được nâng cao.

VI. QUẦN THỂ SINH VẬT LÀ MỘT CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG

- Quần thể vừa có các đặc điểm của các cấp tổ chức thấp hơn vừa có những đặc trưng cơ bản của quần thể mà các cấp tổ chức thấp hơn không có được

VD: Phân tích được cây chuối, quần thể chuối sinh trưởng, phát triển …


VII. ỨNG DỤNG HIỂU BIẾT VỀ QUẦN THỂ TRONG THỰC TIỄN


ứng dụng

Cơ sở sinh thái học

Vai trò

Trồng trọt, chăn nuôi ở mật độ vừa phải; áp dụng biện pháp tách đàn ở vật nuôi

Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Đảm bảo các cá thể được cung cấp đầy đủ nguồn sống (ánh sáng, chất dinh dưỡng…)

 

Điều chỉnh tỷ lệ giới tính ở vật nuôi, cây trồng

Đặc trưng về tỉ lệ giới tính

Tăng năng suất vật nuôi, cây trồng theo mong muốn

Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên sinh vật

Đặc trưng về kích thước quần thể, mật độ cá thể, nhóm tuổi

Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các quần thể sinh vật, bảo vệ đa dạng sinh học

Áp dụng các biện pháp bảo tồn quần thể sinh vật

Đặc trưng về kích thước quần thể, mật độ cá thể, nhóm tuổi

Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các quần thể sinh vật, bảo vệ đa dạng sinh học

Áp dụng các biện pháp cách li ở vùng xuất hiện bệnh truyền nhiễm

Đặc trưng về mật độ quần thể và sự tác động của các nhân tố sinh thái

Ngăn ngừa sự lây nhiễm dịch bệnh, tránh nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm thành dịch, đại dịch.

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, ban hành các chính sách về dân số

Sự tăng trưởng của quần thể sinh vật

Giảm sự gia tăng dân số quá mức, nâng cao chất lượng đời sống của con người

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube