Lý Thuyết Sinh 12 chân trời sáng tạo_Bài 28 Phát triển bền vững

 Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_Bài 28 Phát triển bền vững

Bài 28 Phát triển bền vững

I. Khái niệm phát triển bền vững

- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

- PTBV là sự phát triển luôn giữ được sự kết hợp cân đối, hài hòa trên cả 3 trụ cột phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường.

II. Các biện pháp phát triển bền vững

1. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

a. Các loại tài nguyên thiên nhiên

- TNTN là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.

- Phân loại:

+ Theo bản chất tự nhiên: tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng,...

+ Theo khả năng tái tạo: tài nguyên thiên nhiên tái tạo và tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.

b. Vai trò và các biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:

+ Cung cấp nhu cầu thiết yếu cho đời sống con người.

+ Cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho sản xuất.

+ Hỗ trợ môi trường tự nhiên (khí quyển, đất, nước, rừng), bảo vệ khí hậu....

- Vai trò của việc khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:

+  tiết kiệm tài nguyên.

+  hạn chế ô nhiễm môi trường.

      +  đảm bảo được chức năng bảo vệ con người và các hệ sinh thái.

- Các biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí TNTN:

       + Khai thác, sử dụng TNTN ở mức độ cho phép.

       + Không lãng phí, hủy hoại hay làm cạn kiệt TNTN.

 + Tránh gây ô nhiễm môi trường.

2. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường

a. Khái niệm ô nhiễm môi trường

 Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với các quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

b. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường:

- Các yếu tố tự nhiên: hoạt động núi lửa, sự phân hủy xác sinh vật…

- Tác động của con người: Chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, các vụ nổ hạt nhân

c. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:

- Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống quản lí môi trường hiệu quả; tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát môi trường

- Sử dụng hợp lí hóa chất trong sinh hoạt và sản xuất.

- Áp dụng khoa học, kĩ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ nhằm giảm ô nhiễm trường

- Bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

3. Bảo tồn đa dạng sinh học

a. KN: là bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên, các loài hoang dã, lưu trữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

b. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học: thay đổi về sử dụng đất và biển; khai thác quá mức tài nguyên sinh vật; biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường; sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại; tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới; tạo sinh vật biến đổi gene.

c. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học: nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học; hạn chế ô nhiễm môi trường; xoá đói, giảm nghèo; chú trọng bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm; kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ; chia sẻ lợi ích đa dạng sinh học; quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gene; xây dựng cơ sở dữ liệu và thành lập các khu bảo tồn.

4. Phát triển nông nghiệp bền vững

a. Khái niệm: Nông nghiệp bền vững là một hệ thống nông nghiệp cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội và tính khả thi về kinh tế.

b. Vai trò của nông nghiệp bền vữngđóng góp cho sự phát triển của xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống, xoá đói giảm nghèo; tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên; hạn chế ô nhiễm môi trường.

5. Kiểm soát phát triển dân số

a. Dân số và một số chỉ tiêu về dân số

  - Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính .

b. Một số vấn đề bất cập về dân số hiện nay

Dân số tăng nhanh, khó kiểm soát, phân bố không đều; mất cân bằng giới tính... Vai trò của kế hoạch hóa gia đình trong phát triển dân số:  giúp đảm bảo điều kiện  để nuôi dạy tốt con cái; trẻ em được phát triển trong một môi trường lành mạnh, hạnh phúc và phát triển toàn diện;bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của người phụ nữ, giúp người phụ nữ chủ động trong công việc gia đình và công tác xã hội; các thành viên trong gia đình có nhiều cơ hội phát triển về mọi mặt.

6. Giáo dục bảo vệ môi trường

Giáo dục môi trường là một quá trình phát triển nhận thức, kĩ năng và hình thành những lối sống có trách nhiệm với môi trường và xã hội, tham gia tích cực chủ động vào việc duy trì và cải thiện chất lượng môi trường, ngăn ngừa những vấn đề môi trường trong tương lai.

- Giáo dục môi trường đảm bảo nguyên tắc: phù hợp với đối tượng người học; đảm bảo tính thực tiễn.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube