Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_Bài 16 Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Bài 16. Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình
thành loài
Phương pháp
mà Darwin sử dụng để hình thành học thuyết tiến hóa của mình theo ba bước cụ thể
như sau:
- Quan sát,
thu thập dữ liệu.
- Hình thành giả
thuyết khoa học để giải thích dữ liệu quan sát được.
- Kiểm chứng
giả thuyết khoa học bằng thực nghiệm hoặc các bằng chứng cụ thể có trong tự
nhiên và đời sống.
I. Quan sát của darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Những kết quả quan
sát của Darwin được tóm tắt như sau:
II. Hình thành giả thuyết khoa học về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Từ
các quan sát của mình, Darwin suy ra các giả thuyết:
- Các sinh vật đều có chung một nguồn
gốc. Chọn lọc tự nhiên là cơ chế hình thành các loài mới từ một tổ tiên chung.
- Các cá thể sinh vật không ngừng cạnh
tranh với nhau trong quá trình sinh tồn. Kết quả là làm giảm khả năng sống sót và sinh sản đối với các
cá thể kém thích nghi với hoàn cảnh sống. Darwin gọi đó là “cuộc đấu tranh để
tồn tại” hay đấu tranh sinh tồn.
- Các biến dị thuận lợi và thích nghi
với môi trường sống trở nên phổ biến hơn trong loài; các đặc điểm bất
lợi bị mất đi. Quá trình này gọi là chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự
nhiên đã làm phân li các tính trạng từ tính trạng gốc ban đầu, là cơ sở cho sự
hình thành loài mới.
- Con người chọn ra những cá thể có các
biến dị mà mình mong muốn rồi cho chúng giao phối với nhau để tạo nên giống mới
và loại đi những cá thể có các biến dị không mong muốn gọi là chọn lọc
nhân tạo.
III. Kiểm chứng giả thuyết thông qua bằng chứng trong tự nhiên và đời sống
-
Khi nghiên cứu động vật hoang dã trên đảo Galapagos ngoài khơi biển Ecuadoa,
Nam Mỹ. Darwin nhận thấy các loài chim sẽ khác nhau thì có đăc điểm về cơ bản
giống nhau nhưng vẫn khác nhau về kích thước, mỏ và móng vuốt của chúng.
-
Trong thực tế, Darwin quan sát thấy các giống vật nuôi và cây trồng được tạo ra
từ một giống gốc ban đầu. Thông qua chọn lọc con người đã giữ lại những biến dị
phù hợp, đồng thời loại bỏ các biến dị không có lợi, không phù hợp với mục đích
sản xuất. Chỉ qua một số thế hệ con người đã tạo nên giống mới. Ví dụ su hào, bắp
cải, súp lơ trắng, súp lơ xanh,… bắt nguồn từ loài cải dại ban đầu.