Lý Thuyết Sinh 12 chân trời sáng tạo_ÔN TẬP CHƯƠNG 8

 Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_ÔN TẬP CHƯƠNG 8

ÔN TẬP CHƯƠNG 8


I. Hệ thống hoá kiến thức

1. Hãy quan sát sơ đồ hệ thống kiến thức trong SGK trang 193 và trình bày nội dung khái quát của sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững.

- Phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái

- Phát triển bền vững hệ sinh thái

2. Từ sơ đồ  khái quát, hãy đưa ra các biện pháp nhằm phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái.

- Phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái:

 + Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống,  đồi núi trọc; Trồng cây xanh ở thành phố, khu công nghiệp; Tăng cường  nạo vét sông ngòi, đầm, hồ; Tăng hồ điều hòa nơi đông dân cư.

 + Xây dựng khu bảo tồn sinh vật: Rừng phòng hộ đầu nguồn, quốc gia; Vườn thú,…

- Phát triển bền vững hệ sinh thái:

 + Tuyên truyền,  nâng cao ý thức của người dân về phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái.

 + Khai thác nguồn tài nguyên thiên hợp lí. Có chính sách phù hợp cho người làm công tác  phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái; Có chế tài xử phạt thích đáng với hành vi đi ngược lại với phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái.

 + Xây dựng bản đồ dân cư, khu công nghiệp, chính sách dân số hợp lí.,…

II. Bài tập:

1. Trắc nghiệm khách quan: Học sinh chỉ chọn 1 phương án

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

A

C

D

A

D

C

D

A

D

2. Bài tập 1 SGK trang 194

– Các loài vi khuẩn, thực vật, nấm có khả năng thích nghi với môi trường bị ô nhiễm được đưa vào các hệ sinh thái đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây hại (như kim loại nặng, chất thải,...) được gọi là phương pháp cải tạo sinh học, chúng có thể hấp thụ và sử dụng các kim loại nặng hoặc chất thải để cung cấp năng lượng. Nhờ đó, có thể loại bỏ được các yếu tố gây hại.

– Đưa các loài vi khuẩn có khả năng cố định nitrogen vào môi trường nhằm bổ sung đạm cho đất, đặc biệt là đất nghèo dinh dưỡng.

3. Bài tập 2 SGK trang 194

a) Đối với mỗi quần thể, việc nghiên cứu và đánh giá nguyên nhân làm cho quần thể bị suy giảm kích thước hoặc suy thoái là việc làm cần thiết vì thông qua đó để có thể đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp. Ví dụ: Đối với quần thể suy giảm do ô nhiễm môi trường, trước tiên cần phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong khu vực phân bố của quần thể, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường sống của quần thể.

b) – Do sự săn bắt của con người đã làm suy giảm kích thước của quần thể tê giác. Để bảo vệ loài tê giác một sừng cần có diện tích bảo tồn lớn nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn sống cho mỗi cá thể trong quần thể, tránh được sự săn bắt của con người.

– Việc phá rừng ngập mặn làm mất đi nơi ở của nhiều loài thuỷ sản sinh sống trong rừng ngập mặn → suy giảm số lượng cá thể của quần thể. Do đó, cần phục hồi diện tích rừng ngập mặn để phục hồi môi trường sống của các loài thuỷ sản.

4. Bài tập 3 SGK trang 194

STT

Mục tiêu

Vai trò

1

Bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

- Giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi.

- Bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm hoạ khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai.

2

Bảo đảm cuộc sống khoẻ mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

- Giảm tỉ số tử vong của bà mẹ và trẻ em.

- Chấm dứt các bệnh dịch.

- Đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ;

- Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện.

3

Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

- Đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng.

- Đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo.

4

Đảm bảo đầy đủ và quản lí bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

- Đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và nước sinh hoạt an toàn.

- Đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người.

 - Cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hoá chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

5

Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

- Đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại.

- Mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt cho các vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo.

 

6

Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững.

Giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là các hoạt động trên đất liền, chú ý đến các chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất thải hữu cơ.

7

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Giảm phát thải khí nhà kính.

- Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai để người dân có kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

 

8

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hoá,  ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.

 

- Giảm cơ bản việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác; tăng cường thực hiện quản lí bền vững các loại rừng, ngăn chặn chặt phá rừng, phục hồi rừng đã suy thoái, đẩy mạnh trồng và tái sinh rừng, tăng độ che phủ rừng.

- Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động, thực vật nguy cấp.

5. Bài tập 4 SGK trang 194

  Phát biểu này là đúng vì sự phát triển của ngành Công nghiệp lạnh, sử dụng các loại máy làm lạnh (tủ lạnh, máy lạnh,...) là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các chất làm lạnh (như chlorofluorocarbons (CFC), hydrocloruafloruacarbon (HCFC)) trong không khí. Các chất này phá huỷ cấu trúc tầng ozone dẫn đến hình thành một lỗ thủng lớn ở tầng ozone phía Nam Cực (năm 1980).

Hiện nay, Chính phủ các nước đang thực hiện các chính sách nhằm “vá” lỗ thủng ở tầng ozone, một trong số đó là Nghị định thư Montreal đã được kí kết vào năm 1987 nhằm từng bước loại bỏ việc sử dụng các chất CFC ở các nước.

III. Bài tập dự án-Học sinh làm tại nhà 2 tuần

Liên hệ thực tiễn tại địa phương em hoặc các địa phương mà em biết về thực trạng phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái. Nêu ý kiến của bản thân em về các thực trạng đó(đánh giá và biện pháp)./.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube