Lý Thuyết Sinh 12 chân trời sáng tạo_ÔN TẬP CHƯƠNG 7

 Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Chân trời sáng tạo_ÔN TẬP CHƯƠNG 7

ÔN TẬP CHƯƠNG 7

I. PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM QUẦN XÃ, HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN

Nối các khái niệm trong cột A với định nghĩa tương ứng trong cột B bằng cách viết số thứ tự vào cột "Kết quả".

Cột A:

 Khái niệm

Cột B:

Định nghĩa

Kết quả

 1. Quần xã sinh vật

 a. Toàn bộ các hệ sinh thái trên Trái Đất

1. b

 2. Hệ sinh thái

 b. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian và thời gian xác định

2. c

 3. Sinh quyển

 c. Hệ thống sinh học bao gồm tổ hợp quần xã sinh vật và sinh cảnh

3. a

II. QUẦN XÃ SINH VẬT t

1. Đặc trưng

Thành phần loài

Cấu trúc không gian

Cấu trúc dinh dưỡng

Độ đa dạng

Loài ưu thế

Loài đặc trưng

Loài chủ chốt

Theo chiều thẳng đứng

Theo chiều ngang

SV sản xuất

SV tiêu thụ

SV phân giải

Phụ thuộc vào số lượng loài + tỉ lệ cá thể của mỗi loài

Có số lượng lớn hoặc sinh khối cao nhất

Chỉ có mặt trong một kiểu quần xã nhất định

Loài kiểm soát và không chế nhiều loài khác

Ví dụ

- QX rừng mưa nhiệt đới: 5 tầng.

- QX ao : 3 tầng

Ví dụ

- QX đồi: chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi.

SV tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ

SV tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ

SV phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ

Nguyên nhân:

 Do nhu cầu sống khác nhau à Giảm cạnh tranh, nâng cao sử dụng nguồn sống.

 

2. Mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã

Mối quan hệ

Đặc diểm

Đặc điểm chung

Hỗ trợ

Cộng sinh

+/+ bắt buộc

Có ít nhất 1 loài có lợi và không loài nào bị hại

Hợp tác

+/+ không bắt buộc

Hội sinh

+/0

Đối địch

Cạnh tranh

-/-

Có ít nhất 1 loài bị hại

Ức chế

-/0

Kí sinh

+/-

SV này ăn SV khác

+/-

3. Ổ sinh thái, một số tác động đến cấu trúc quần xã và biện pháp bảo vệ quần xã:

a. Ổ sinh thái

- Tập hợp giới hạn sinh thái của tất cả các nhân tố sinh thái trong môi trường sống của loài.

- Sự phân hoá ổ sinh thái giúp giảm sự cạnh tranh và tận dụng được nguồn sóng.

b. Một số tác động đến cấu trúc quần xã: Sự du nhập các loài ngoại lai hoặc suy giảm loài trong cấu trúc quần xã dẫn đến phá vỡ trạng thái cân bằng của quần xã.

c. Biện pháp bảo vệ quần xã: Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên; hạn chế ô nhiễm môi trường; ngăn chặn nạn khai thác và buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã,...

III. HỆ SINH THÁI

1. Thành phần cấu trúc

sinh

Hữu sinh

Sinh vật
sản xuất

Sinh vật
tiêu thụ

Sinh vật phân giải

Đất

 Nước

 Không khí

 Ánh sáng

 Nhiệt độ

 Độ ẩm…

- Thực vật

- Một số VSV tự dưỡng (VK lam...)

- SV TT bậc 1:  SV ăn SVSX

 

 - SVTT bậc 2:  SV ăn SVTT bậc 1...

- Vi khuẩn phân giải,

Nấm

- ĐV không xương sống (giun đất, sâu bọ...)

 

2. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

- HST tự nhiên có độ đa dạng và tự điều chỉnh cao nhưng năng suất sinh học thấp hơn HST nhân tạo.

3. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

* Chuỗi thức ăn

- Một dãy gồm nhiu loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau

- Phân loại:  chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sử dụng mùn bã hữu cơ

* Lưới thức ăn

- Tập hợp các chuỗi thức ăn có mắt xích chung.

* Dòng năng lượng

-  Nguồn năng lượng chủ yếu cho sự sống là ánh sáng mặt trời.

-  TV sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ trên Trái Đất 🡪tổng hợp chất hữu cơ.

-  Hiệu suất sinh thái:  phần trăm giữa năng lượng được tích luỹ ở bậc dinh dưỡng cao so với bậc dinh dưỡng thấp hơn.

- Tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng.

4. Chu trình sinh – địa – hoá

* Khái niệm: Sự tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau giữa sinh vật và môi trường trong hệ sinh thái.

* Một số chu trình: chu trình nước, chu trình carbon, chu trình nitrogen

5. Sự biến động của hệ sinh thái

* Diễn thế sinh thái: Quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật.

-  Diễn thế nguyên sinh: diễn ra ở môi trường chưa có sinh vật

-  Diễn thế thứ sinh: diễn ra ở môi trưởng đã có một quần xã sinh vật

* Một số hiện tượng: Sự ấm lên toàn cầu, sự phú dưỡng, sa mạc hoá.

IV. SINH QUYỂN

* Các khu sinh học

- Khái niệm: Các HST rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu cùa một vùng địa lí xác định

- Phân loại:

+ Các khu sinh học trên cạn: rừng nhiệt đới, savan, sa mạc, thảo nguyên.

+ Các khu sinh học dưới nước: khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube