Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo_ Bài 12 Miễn dịch ở động vật và người

  Thayhien.edu.vn xin chia sẽ đến các bạn các bài học Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo_Bài 12 Miễn dịch ở động vật và người

I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi nào?

A. Khi cơ thể bị các tác nhân gây hại xâm nhiễm. 

B. Khi cơ thể không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

C. Khi cơ thể bị các vết thương ở da hay niêm mạc.      

D. Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn.

Câu 2: Loại tế bào nào sau đây có vai trò tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát?

A. Lympho T độc.                                  B. Lympho T nhớ.  

C. Lympho B và Lympho T nhớ.            D. Lympho T hỗ trợ.

Câu 3: Dị ứng là gì?

A. Là phản ứng quá mức của cơ thể với kháng nguyên của bản thân.

B. Là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân của môi trường.

C. Là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

D. Là phản ứng của cơ thể khi mắc bệnh.

Câu 4: Cho các phản ứng sau đây:

(1) Tế bào lympho B tiết kháng thể.                  (2) Các tuyến và niêm mạc tiết dịch nhầy.

(3) Tạo các peptide và protein kháng khuẩn.      (4) Hoạt hoá và tăng sinh tế bào lympho T độc.

Có bao nhiêu phản ứng thuộc đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu?

A. 1.             B. 2.             C. 3.             D. 4.

Câu 5: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể do các tế bào lympho B tiết ra.

C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào lympho T độc và T nhớ.

D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, có thể di truyền và không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên.

Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về vaccine và vai trò của tiêm vaccine?

(1) Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên (như gene hoặc RNA mã hoá protein của vi khuẩn, virus) hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh.

(2) Vaccine được dùng để tạo miễn dịch thụ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

(3) Tiêm chủng trên diện rộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh, dịch.

(4) Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi có khoảng 50 % dân số được tiêm chủng.

A. 1.             B. 2.             C. 3.             D. 4.

Câu 7: Đối với những người mắc hội chứng AIDS, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết là do

A. HIV phá huỷ các tế bào bạch cầu lympho T.

B. HIV tấn công bạch cầu dẫn đến người bệnh bị ung thư máu.

C. hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể mắc các bệnh cơ hội do các sinh vật cơ hội gây ra.

D. tế bào lympho T trở nên bất thường và tiêu diệt các tế bào của cơ thể.

Câu 8: Chất nào sau đây có tác dụng gây phản ứng dị ứng?

A. Cytokine.           B. Lysozyme.          C. Interferon.           D. Histamine.

Câu 9: Có bao nhiêu trường hợp sau đây được gọi là bệnh tự miễn?

(1) Tế bào lympho T tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

(2) Các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ tế bào hồng cầu.

(3) Các tế bào T tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của tuyến tuỵ.

(4) Các đại thực bào tiêu huỷ các protein của virus và các tế bào bị lây nhiễm.

A. 1.             B. 2.             C. 3.             D. 4.

Câu 10: Ở động vật không xương sống, chất nào sau đây có vai trò tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể?

A. Lysozyme.                    B. Cytokine.            C. Interferon.           D. Histamine.

Câu 11: Tại sao chăm sóc và bảo vệ tốt cho da góp phần bảo vệ sức khoẻ ở người?

A. Vì da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể trước các tác nhân gây hại.

B. Vì da là hàng rào bảo vệ cuối cùng của cơ thể trước các tác nhân gây hại.

C. Vì da là hàng rào bảo vệ duy nhất của cơ thể trước các tác nhân gây hại.

D. Vì da là hàng rào bảo vệ toàn diện của cơ thể trước các tác nhân gây hại.

Câu 12: Lớp tế bào ngoài cùng của da và dịch nhầy do niêm mạc tiết ra đóng vai trò như thế nào trong việc ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây hại?

A. Ngăn cách giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, có tác dụng cản trở cơ học các tác nhân gây hại.

B. Ngăn cách giữa môi trường bên ngoài với bên ngoài cơ thể, có tác dụng cản trở cơ học các tác nhân gây hại.

C. Ngăn cách giữa môi trường bên trong và bên trong cơ thể, có tác dụng cản trở cơ học các tác nhân gây hại.

D. Ngăn cách giữa các cơ quan bên trong cơ thể, có tác dụng cản trở cơ học các tác nhân gây hại.

Câu 13: Tác dụng bảo vệ của da và niêm mạc không được tăng cường bởi yếu tố nào sau đây?

A. Lactic acid trong mồ hôi.         B. Dịch nhầy do niêm mạc và các tuyến tiết ra.

C. Acid béo trong mồ hôi.            D. Ion chì trong mồ hôi.

Câu 14: Có bao nhiêu sinh vật sau có thể gây ra các bệnh ở động vật và người? 

(1). Vi khuẩn.                    (2). Virus.     (3). Giun, sán.                    (4). Côn trùng.

A. 1.             B. 2.             C. 3.             D. 4.

Câu 15: Khi nói về một số biện pháp phòng tránh các sinh vật gây bệnh xâm nhập, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ăn uống hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn, đeo khẩu trang khi ra ngoài và ở nơi đông người.

B. Sát khuẩn vết thương thường xuyên khi bị thương, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và ăn uống điều độ.

C. Dùng chung các vật dụng (chén, đũa, khăn,...) và bơm kim tiêm.

D. Diệt lăng quăng, mắc mùng khi ngủ, không để ao tù nước đọng.

Câu 16: Hiện tượng tăng đột ngột không kiểm soát một lượng lớn các cytokine được tiết ra từ các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch khi bị kích thích bởi nhiều tác nhân khác nhau, đặc biệt là phản ứng của cơ thể chống lại sự tấn công của virus được gọi là

A. Giảm cytokine.              B. Bình ổn cytokine.     C. Hủy diệt cytokine.       D. Cơn bão cytokine.

Câu 17: Người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao vì: Virus SARS-CoV-2 gây nên “…1…" dẫn đến phản ứng viêm quá mức diễn ra khắp nơi trong cơ thể, kết quả là nhiều cơ quan khác nhau (tim, gan, thận, hệ thần kinh,...) bị tổn thương gây suy đa tạng; các tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương gây rối loạn quá trình đông máu; bệnh chuyển biến ngày càng nặng và cuối cùng là tử vong. “…1…" là:

A. Giảm cytokine.              B. Bình ổn cytokine.     C. Hủy diệt cytokine.       D. Cơn bão cytokine.

Câu 18: Hiện tượng “cơn bão cytokine" ở người mắc Covid-19 là hiện tượng

A. tự miễn.              B. thứ miễn.            C. toàn miễn.           D. thật miễn.

Câu 19. Khi vào cơ thể, HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào …(1)… và tiêu diệt tế bào này, dẫn đến làm suy yếu dần đáp ứng miễn dịch …(2)… và đáp ứng miễn dịch …(2)…

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là:

A. 1 – T nhớ; 2 – dịch thể; 3 – tế bào.

B. 1 – T nhớ; 2 – đặc hiệu; 3 – không đặc hiệu.

C. 1 – T hỗ trợ; 2 – dịch thể; 3 – tế bào.

D. 1 – T hỗ trợ; 2 – đặc hiệu; 3 – không đặc hiệu.

Câu 20. Kháng thể là chất do tế bào …(1)… sản xuất ra, có khả năng …(2)… và làm bất hoạt kháng nguyên.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – lympho T; 2 – liên kết.                             B. 1 – lympho T; 2 – đáp ứng.

C. 1 – plasma; 2 – liên kết.                                 D. 1 – plasma; 2 – đáp ứng.

Câu 21. Miễn dịch tế bào quá trình tế bào …(1)… sẽ tiết ra …(2)… làm tan tế bào nhiễm.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – T độc; 2 – kháng thể.                               B. 1 – T độc; 2 – protein độc.

C. 1 – plasma; 2 – kháng thể.                             D. 1 – plasma; 2 – protein độc.

Câu 22. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về miễn dịch:

1. Miễn dịch không đặc hiệu

a. Tốc độ nhanh, không có khả năng nhớ.

b. Hiệu quả cao.

c. Hiệu quả không cao.

2. Miễn dịch đặc hiệu

d. Cần tiếp xúc trước và có tính đặc hiệu với từng kháng nguyên cụ thể.

e. Tốc độ chậm, có khả năng nhớ.

f. Tính đặc hiệu sẵn có, không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên

A. 1-acf, 2-bde.             B. 1-bde, 2-acf.             C. 1-abf, 2-cde.                                  D. 1-cde, 3-abf.

Câu 23. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về thành phần của hàng rào bảo vệ bên ngoài và cách thức bảo vệ của nó:

1. Da

a. Rửa trôi vi sinh vật và chứa enzyme lysozyme có thể tiêu diệt vi sinh vật.

2. Nước mắt, nước mũi,…

b. Được tiết vào dạ dày chứa acid và enzyme giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm.

3. Dịch tiêu hóa, dịch mật

c. Chứa lactic acid và acid béo ức chế sự sinh trưởng của một số loại vi sinh vật.

4. Lông rung hệ hô hấp

d. Lớp sừng và các tế bào biểu bì đã chết giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.

A. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c.      B. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c.      C. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c.                            D. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c.

Câu 24. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về cách thức bảo vệ của các tế bào trong máu:

1. Tế bào giết tự nhiên

a. Phá hủy tế bào nhiễm virus, khối u.

2. Bạch cầu trung tín, đại thực bào

b. Tiết ra độc tố tiêu diệt các loại giun kí sinh.

3. Bạch cầu ưa acid

c. Nhận biết và thực bào mầm bệnh xâm nhập.

A. 1-c, 2-b, 3-a.             B. 1-a, 2-b, 3-c.             C. 1-c, 2-a, 3-b.                                   D. 1-a, 2-c, 3-b.

Câu 25. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về vai trò của thành phần tham gia miễn dịch đặc hiệu:

1. Tế bào B

a. Bắt giữ và mang kháng nguyên đến trình diện cho các tế bào T hỗ trợ làm hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ.

2. Tế bào B và T nhớ

b. Ghi nhớ kháng nguyên để khi chúng tái xâm nhập, sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh hơn.

3. Tế bào trình diện

c. Tăng sinh và biệt hóa tạo các tế bào B nhớ và tương bào.

4. Tương bào (tế bào plasma)

d. Sản xuất ra kháng thể khớp với kháng nguyên đưa vào máu để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

A. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c.      B. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c.      C. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d.                            D. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.

Câu 26. Bệnh là sự ……… của bất kỳ bộ phận cơ quan hệ thống nào của cơ thể.

Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng

B. thay đổi cấu trúc và chức năng

C. biến đổi về cấu trúc và hình dạng

D. suy yếu

Câu 27. Bệnh được chia thành:

A. bệnh di truyền và bệnh không di truyền.

B. bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.

C. bệnh được gây ra bởi các nguyên nhân bên trong và bệnh được gây ra bởi các nguyên nhân bên ngoài.

D. bệnh có triệu chứng và bệnh không có triệu chứng.

Câu 28. Vaccine có tác dụng kích thích hệ miễn dịch hình thành nên …(1)… đặc hiệu chống lại …(2)…

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – kháng thể; 2 – virus.                                B. 1 – kháng thể; 2 – vi khuẩn.

C. 1 – kháng nguyên; 2 – virus.                          D. 1 – kháng nguyên; 2 – vi khuẩn.

Câu 29. Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ:

A. 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn.

B. 2 yếu tố: có con đường xâm nhiễm phù hợp và có khả năng thích nghi cao.

C. 3 yếu tố: có con đường xâm nhiễm phù hợp, có khả năng thích nghi cao và số lượng đủ lớn

D. 2 yếu tố: có khả năng gây bệnh và có số lượng đủ lớn.

Câu 30. Cơ chế miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh được thực hiện bởi:

A. hệ miễn dịch.                                                B. miễn dịch không đặc hiệu.                

C. miễn dịch dịch thể.                                        D. miễn dịch tế bào.

Câu 31. Hai phòng tuyến bảo vệ cơ thể do hệ miễn dịch tạo thành là:

A. miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

B. miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

C. hàng rào bề mặt cơ thể và hàng rào bên trong cơ thể.

D. hàng rào bảo vệ vật lý, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.

Câu 32. Miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là:

A. miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch thích ứng. C. miễn dịch thu được.                          D. miễn dịch tế bào.

Câu 33. Miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là:

A.miễn dịch bẩm sinh.   B. miễn dịch thích ứng. C. miễn dịch tự nhiên.                           D. miễn dịch tế bào.

Câu 34. Đâu là phát biểu đúng khi nói về miễn dịch không đặc hiệu?

A. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng khác nhau chống lại các tác nhân gây bệnh giống nhau, nghĩa là không đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh.

B. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh giống nhau, nghĩa là không đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh.

C. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau, nghĩa là không đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh.

D. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng khác nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau, nghĩa là không đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh.

Câu 35. Đâu là phát biểu biểu sai khi nói về miễn dịch không đặc hiệu?

A. Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm: hàng rào bảo vệ vật lý, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.

B. Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm: hàng rào bề mặt cơ thể và hàng rào bên trong cơ thể.

C. Miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là miễn dịch tự nhiên.

D. Miễn dịch không đặc hiệu có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát và đáp ứng miễn dịch thứ phát.

Câu 36. Đâu không phải là các đáp ứng không đặc hiệu?

A. Thực bào.                                                     B. Kháng nguyên.                            

C. Viêm.                                                           D. Protein chống lại mầm bệnh.

Câu 37. Đâu là hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học của hệ tiêu hóa?

A. pH thấp trong nước tiểu.

B. Lysozyme trong nước bọt.

C. Vi khuẩn vô hại trên bề mặt da.

D. Lớp sừng và lớp tế bào biểu bì ép chặt với nhau.

Câu 38. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng với thực bào?

(1) Đại thực bào, bạch cầu trung tính nhận biết và thực bào mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

(2) Trong máu còn có các tế bào giết tự nhiên phá hủy tế bào nhiễm virus và các tế bào khối u.

(3) Bạch cầu ưa acid tiết ra độc tố tiêu diệt giun kí sinh.

(4) Cơ quan tạo ra các loại bạch cầu là tủy xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết.

A. 1                              B. 2                              C. 3    D. 4

Câu 39. Viêm là phản ứng:

A. xảy ra nhằm phá hủy tế bào nhiễm vi khuẩn.

B. xảy ra khi các tế bào bị tổn thương.

C. xảy ra khi một vùng nào đó của cơ thể bị tổn thương và bắt đầu nhiễm trùng.

D. xảy ra nhằm giúp các tế bào bị nhiễm virus tiết ra interferon.

Câu 40. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về sốt?

(1) Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên và duy trì ở mức cao hơn thân nhiệt bình thường.

(2) Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt.

(3) Sốt cao có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như co giật, hôn mê thậm chí tử vong.

(4) Sốt cao có thể gây ức chế hoạt động thực bào của bạch cầu.

A. 1                              B. 2                              C. 3    D. 4

Câu 41. Các tế bào cơ thể bị nhiễm virus tiết ra ………….., chất này kích thích các tế bào không bị nhiễm bệnh bên cạnh sản sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của vi khuẩn.

A. histamin                   B. kháng nguyên           C.epitope    D. interferon

Câu 42. Miễn dịch đặc hiệu là:

A. phản ứng thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh riêng biệt khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

B. phản ứng đặc hiệu chống lại những mầm bệnh riêng biệt khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

C. phản ứng thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

D. phản ứng đặc hiệu chống lại những mầm bệnh giống nhau khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Câu 43. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai khi nói về kháng nguyên?

A. Kháng nguyên là những phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

B. Hầu hết kháng nguyên là các đại phân tử như các protein, polypeptide, polysaccharide.

C. Kháng nguyên có những nhóm protein nhỏ gọi là quyết định kháng nguyên.

D. Mỗi kháng nguyên đơn lẻ thường có một số quyết định kháng nguyên.

Câu 44. Nhờ quyết định kháng thể mà tế bào miễn dịch và kháng thể mới ………….. kháng nguyên tương ứng.

Cụm từ điền vào chỗ trống là:

A. tìm ra được               B. ức chế được              C.liên kết được                                 D. nhận biết được

Câu 45. Tế bào lympho B và tế bào lympho T có các …………… trên màng sinh chất.

Cụm từ điền vào chỗ trống là:

A. kháng thể                                                      B. thụ thể kháng nguyên

C. quyết định kháng nguyên                               D. quyết định kháng thể

 

II. Trả lời Đúng/Sai

Câu 1. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về nguyên nhân làm cho xác suất xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây bệnh tồn tại trong môi trường tự nhiên trên người và động vật là rất nhỏ?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Do các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không có khả năng thích nghi cao.

 

 

b.

Do cơ thể người và động vật có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây bệnh.

 

 

c.

Do cơ thể người và động vật không phù hợp với con đường gây bệnh của các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên.

 

 

d.

Do các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không đủ số lượng (chưa đạt ngưỡng vượt tầm kiểm soát của cơ thể).

 

 

Câu 2. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về miễn dịch?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Miễn dịch là khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh không mắc bệnh.

 

 

b.

Miễn dịch có chức năng ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh.

 

 

c.

Cơ chế miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh được thực hiện bởi hệ miễn dịch.

 

 

d.

Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc biệt của cơ thể.

 

 

Câu 3. Khi nói về hệ miễn dịch, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, tế bào trực tiếp hoặc gián tiến tham gia chống lại các tác nhân gây bệnh.

 

 

b.

Hệ miễn dịch bao gồm mô, cơ quan, tế bào bạch cầu và một số phân tử protein trong máu.

 

 

c.

Hai phòng tuyến bảo vệ cơ thể do hệ miễn dịch tạo thành là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

 

 

d.

Hệ miễn dịch có thể chống lại các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.

 

 

Câu 4. Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, mỗi mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai?

 

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là miễn dịch tự nhiên.

đ

 

b.

Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm: hàng rào bề mặt cơ thể và hàng rào bên trong cơ thể.

đ

 

c.

Miễn dịch không đặc hiệu có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát và đáp ứng miễn dịch thứ phát.

 

s

d.

Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm: hàng rào bảo vệ vật lý, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.

đ

 

Câu 5. Khi nói về miễn dịch ở người và động vật, mỗi mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học gồm: da, niêm mạc, lông, chất nhầy; dịch của cơ thể như nước mắt, nước tiểu,...

đ

 

b.

Một trong những hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học của hệ hô hấp là lớp dịch nhầy trong khí quản, phế quản.

đ

 

c.

Các đáp ứng không đặc hiệu gồm: tế bào trình diện kháng nguyên và tế bào T độc.

 

s

d.

Miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là miễn dịch thu được.

đ

 

Câu 6. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về thực bào?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Bạch cầu ưa acid tiết ra độc tố tiêu diệt giun kí sinh.

đ

 

b.

Cơ quan tạo ra các loại bạch cầu là tủy xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết.

đ

 

c.

Đại thực bào, bạch cầu trung tính nhận biết và thực bào mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

đ

 

d.

Trong máu còn có các tế bào giết tự nhiên phá hủy tế bào nhiễm virus và các tế bào khối u.

đ

 

Câu 7. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về sốt?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Sốt cao có thể gây ức chế hoạt động thực bào của bạch cầu.

 

s

b.

Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt.

đ

 

c.

Sốt cao có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như co giật, hôn mê thậm chí tử vong.

đ

 

d.

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên và duy trì ở mức cao hơn thân nhiệt bình thường.

đ

 

Câu 8. Khi nói về thụ thể kháng nguyên, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Hồng cầu sản sinh ra các thụ thể kháng nguyên và đưa vào máu.

 

s

b.

Các thụ thể kháng nguyên tự do trong máu được gọi là kháng thể.

đ

 

c.

Tất cả thụ thể kháng nguyên trên một tế bào T đều khác biệt nhau.

 

s

d.

Tất cả thụ thể kháng nguyên trên một tế bào B đều giống hệt nhau.

đ

 

Câu 9. Khi nói về miễn dịch đặc hiệu, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Miễn dịch đặc hiệu chỉ có ở động vật có xương sống.

đ

 

b.

Miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là miễn dịch thích ứng.

đ

 

c.

Miễn dịch đặc hiệu gồm: thực bào, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh.

 

s

d.

Miễn dịch đặc hiệu thực chất là phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng thể với kháng nguyên.

đ

 

Câu 10. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về kháng nguyên?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Hầu hết kháng nguyên là các đại phân tử như các protein, polypeptide, polysaccharide.

đ

 

b.

Mỗi kháng nguyên đơn lẻ thường có một số quyết định kháng nguyên.

đ

 

c.

Kháng nguyên là những phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

đ

 

d.

Kháng nguyên có những nhóm protein nhỏ gọi là quyết định kháng nguyên.

 

s

Câu 11. Khi nói về miễn dịch ở người và động vật, mỗi nhận định sai là đúng hay sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào bệnh, tết protein làm chết các tế bào bệnh.

đ

 

b.

Các tế bào thực như đại thực bào và bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

đ

 

c.

Histamin gây hiện tượng sưng, nóng, đỏ và đau nhằm chống lại sự phát triển của tác nhân gây bệnh.

 

s

d.

Các tế bào tổng hợp peptide và protein có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

đ

 

 

III. Trả lời ngắn

Câu 1. Cho: virus, vi khuẩn, rối loạn di truyền, thoái hóa do tuổi già và nấm. Có bao nhiêu nguyên nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật?

Câu 2. Cho: tác nhân sinh học, tác nhân hóa học, tác nhân vật lí, rối loạn di truyền, thoái hóa do tuổi già, chế độ dinh dưỡng và ô nhiễm mỗi trường. Có bao nhiêu nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho người và động vật?

Câu 3. Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ bao nhiêu yếu tố?

Câu 4. Cho các cơ quan: tuyến ức, tuyến yên, lá lách, tủy xương và thành mạch. Có bao nhiêu cơ quan tạo ra các loại bạch cầu?

Câu 5. Cho các bệnh: bệnh cúm, bệnh lao, bệnh bạch tạng, bệnh dại, bệnh trầm cảm, sốt xuất huyết và ung thư. Có bao nhiêu bệnh là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan?

Câu 6. Cho các thành phần: nước bọt, da, tế bào T hỗ trợ, tế bào B nhớ, tế bào trình diện, niêm mạc, tương bào, đại thực bào và dịch nhầy. Có bao nhiêu thành phần thuộc hệ thống miễn dịch không đặc hiệu?

Câu 7. Cho các thành phần: lông rung hệ hô hấp, mồ hôi, nước tiểu, dịch mũi, bạch cầu trung tính và các tế bào tiết peptid – protein bảo vệ. Có bao nhiêu thành phần thuộc hàng rào bảo vệ thứ hai?

Câu 8. Cho các tế bào: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trung tính và đại thực bào. Có bao nhiêu tế bào có khả năng thực bào?

Câu 9. Cho các thành phần: sữa, máu, dịch dạ dày và dịch bạch huyết. Có bao nhiêu thành phần thuộc thể dịch?

Câu 10. Cho các bệnh: lopus ban đỏ, ung thư, sốt rét, Pemphigoid bọng nước, ADIS và bệnh đa sơ cứng. Có bao nhiêu bệnh kể trên là bệnh tự miễn?

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube