Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo_ Bài 14 Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

  Thayhien.edu.vn xin chia sẽ đến các bạn các bài học Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo_Bài 14 Khái quát về cảm ứng ở sinh vật


I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Bộ phận nào sau đây sai về một trong số các bộ phận thực hiện cảm ứng ở sinh vật?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. Bộ phận dẫn truyền thông tin.

C. Bộ phận xử lí thông tin

D. Bộ phận ức chế trả lời.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai về cảm ứng ở sinh vật?

A. Thực vật chưa có cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng.

B. Động vật  có cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích.

C. Cảm ứng ở thực vật: Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước).

D. Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường diễn ra chậm.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về cảm ứng ở sinh vật?

A. Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường.

B. Đảm bảo trước điều kiện với môi trường sống.

C. Cảm ứng là sự tiếp nhận kích thích của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường.

D. Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai về cảm ứng ở sinh vật?

A. Cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

B. Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng.

C. Ở người, khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt thì đồng tử co lại, tránh cho mắt bị tổn thương.

D. Cảm ứng là đặc điểm thay đổi của môi trường, giúp cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 5: Dựa trên sơ đồ  về cơ chế cảm ứng ở sinh vật, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I.  Giai đoạn 1: thu nhận kích thích là kích thích từ môi trường ngoài sẽ được phát hiện và tiếp nhận bởi các thụ thể đặc hiệu

II. Giai đoạn 2: Dẫn truyền kích thích là thông tin từ bộ phận tiếp nhận được truyền đến bộ phân xử lí thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng

III. Giai đoạn 3: Xử lí thông tin là  Sự liên kết giữa tín hiệu và thụ thể sẽ kích hoạt quá trình truyền tin

IV.  Giai đoạn 4: Trả lời kích thích là thông tin trả lời được truyền đến bộ phận thực hiện phản ứng để trả lời các kích thích từ môi trường

A. 1.   B . 2.            C. 3.   D. 4.

Câu 6: Một học sinh đưa ra một hiện tượng “Tại sao khi bị chạm vào, con cuốn chiếu sẽ có phản ứng cuộn tròn cơ thể lại?” có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Cuộn tròn cơ thể con cuốn chiếu lại là để tự vệ

II. Đây là hiện tượng cảm ứng để thích nghi.

III. Cơ thể con cuốn chiếu lại là để làm môi trường thay đổi.

IV. Cơ thể con cuốn chiếu lại là để thay đổi kiểu gene  cơ thể .A. 1.       B . 2.            C. 3.   D. 4.

II. Trả lời Đúng/Sai

Câu 1: Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường của cơ thể sống. (Đúng)

Câu 2: Cung phản xạ bao gồm các thành phần: thụ thể, dây thần kinh hướng tâm, trung ương thần kinh, dây thần kinh li tâm và cơ quan phản ứng. (Đúng)

Câu hỏi: Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, có từ khi sinh ra. (Đúng)

Câu hỏi: Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể. (Đúng)

Câu hỏi: Trung ương thần kinh của động vật càng phát triển thì khả năng học tập và thích nghi của chúng càng cao. (Đúng)

Câu hỏi: Hooc môn chỉ tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động của cơ thể, không liên quan đến cảm ứng. (Sai)

Câu hỏi: Tất cả các động vật đều có hệ thần kinh. (Sai)

Câu hỏi: Phản xạ là cơ sở của các hoạt động sống của động vật. (Đúng)

Câu hỏi: Cảm ứng chỉ xảy ra ở động vật có hệ thần kinh. (Sai)

III. Trả lời ngắn

Câu 1: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc về cảm ứng ở sinh vật?

I. Chuột nhìn thấy mèo thì bỏ chạy.

II. Khi tham gia giao thông, nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông dừng xe lại.

III. Vào mùa đông, cây bàng rụng lá.

IV. cây sầu đông rụng lá vào mùa đông.

A. 1.   B . 2.            C. 3.   D. 4.

Câu 2: Đặc điểm cảm ứng động vật. Bước nào sau đây là không có?

I. Thu nhận kích thích: Thu nhận kích thích: Những kích thích từ môi trường ngoài sẽ được phát hiện và tiếp nhận bởi các thụ thể đặc hiệu

II. Dẫn truyền kích thích: Sự liên kết giữa tín hiệu và thụ thể sẽ kích hoạt quá trình truyền tin

III. Xử lí thông tin: Thông tin từ bộ phận tiếp nhận được truyền đến bộ phân xử lí thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng

IV. Trả lời kích thích: Thông tin trả lời được truyền đến bộ phận thực hiện phản ứng để trả lời các kích thích từ môi trường

A. 1.   B . 2.            C. 3.   D. 4.

Câu 3: Một học sinh đưa ra một hiện tượng “Nếu sinh vật không phản ứng kịp thời đối với kích thích đến từ môi trường thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?”. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I.  Cơ thể sẽ luôn mất khả năng tự điều chỉnh và chết.

II.  Cơ thể sẽ điều chỉnh lại để thích nghi tất cả.

III. Sinh vật sẽ không thể thích ứng được với những thay đổi của môi trường sống.

IV. Gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật đó.

A. 1.   B . 2.            C. 3.   D. 4.

 


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube