Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo_ Bài 27 Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh

  Thayhien.edu.vn xin chia sẽ đến các bạn các bài học Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo_Bài 27 Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh


I. Trắc nghiệm khách quan.

Câu 1. ……. là hệ thống có sự trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với môi trường xung quanh.

A. Hệ thống kín                                                 B. Hệ thống cô lập

C. Hệ thống mở                                                 D. Hệ thống quan hệ và thông tin

Câu 2. Hệ thống tự điều chỉnh là hệ thống có khả năng …(1).. sự cân bằng …(2)….. về các chỉ số của hệ thống.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – điều hòa; 2 – động                                   B. 1 – điều hòa; 2 – tĩnh                     

C. 1 – duy trì; 2 – động                                      D. 1 – năng lực; 2 – tĩnh

Câu 3. “Ở người, khi hoạt động mạnh hoặc khi trời nóng, thân nhiệt tăng lên, cơ thể có cơ chế điều hòa thân nhiệt (dưới sự điều hòa của hệ thần kinh) bằng cách dãn mạch máu dưới da và tăng tiết mồ hôi”. Đây là một ví dụ về:

A. Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở.

B. Cơ thể sinh vật là một hệ thống tự điều chỉnh.

C. Cơ thể sinh vật tồn tại dưới sự tác động của môi trường sống.

D. Cơ thể sinh vật là một cá thể hoàn chỉnh.

Câu 4. Động vật lấy O2 qua ……(1)…, chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa và thải ra ngoài môi trường CO2, chất thải, chất thừa, chất không cần thiết qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và ……(2)

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – hệ tuần hoàn; 2 – hệ tiêu hóa                    B. 1 – hệ tuần hoàn; 2 – hệ bài tiết

C. 1 – hệ hô hấp; 2 – hệ thần kinh                       D. 1 – hệ hô hấp; 2 – hệ bài tiết

Câu 5. Trong quá trình sống, cơ thể…(1)… thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Mặc dù là hệ thống …(2)… nhưng cơ thể lại có khả năng tự điều chỉnh trước những thay đổi của môi trường.

A. 1 – động vật; 2 – mở                                      B. 1 – động vật; 2 – tự điều chỉnh

C. 1 – thực vật; 2 – mở                                       D. 1 – thực vật; 2 – tự điều chỉnh

Câu 6. Đối với thực vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua tương quan hormone thực vật dưới sự kiểm soát của đặc điểm di truyền và …(1)…....

A. Gen                          B. Hình thái                  C. Các yếu tố môi trường                        D. Bố mẹ

Câu 7. Khi con người hoạt động mạnh hoặc khi trời nóng thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh thông qua …(1)… các mạch máu dưới da và …(2)… tiết mồ hôi.

A. 1 – dãn; 2 – tăng       B. 1 – dãn; 2 – giảm      C. 1 – co; 2 – tăng                                  D. 1 – dãn; 2 – giảm

Câu 8. Khi quá trình hấp thu nước và chất khoáng ở cây giảm thì quá trình thoát hơi nước ở sẽ:

Cụm từ (1) là

A. Bình thường             B. Tăng                        C. Giảm    D. Không đổi

Câu 9. Quá trình hô hấp ở cây tạo ra các sản phẩm là CO2, …… và Q (…… + nhiệt).

A. Nước; ATP               B. Nước; thế năng         C. O2; ATP    D. O2; nội năng

Câu 10. Quá trình..…(1)….. ở lá cây tạo …(2)…… cho sự hấp thu nước và chất khoáng ở rễ cũng như cho phép CO2 xâm nhập vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – thoát hơi nước; 2 – động năng                  B. 1 – hút nước; 2 – thế năng

C. 1 – hấp thu O2; 2 – ATP                                D. 1 – thoát hơi nước; 2 – động lực

Câu 11. Quá trình..…(1)….. cung cấp các hợp chất hữu cơ, từ đó tổng hợp nên các vật chất cho cơ thể hoặc được sử dụng cho quá trình hô hấp để tạo …(2)…… cho cơ thể.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – hô hấp; 2 – năng lượng                             B. 1 – hô hấp; 2 – động năng

C. 1 – quang hợp; 2 – ATP                                 D. 1 – quang hợp; 2 – năng lượng

Câu 12. Các cơ quan, hệ cơ quan, quá trình sinh lý trong cơ thể động vật đều chịu sự điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động bởi hệ …(1)….. và hệ ……(2)….

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – hệ thần kinh; 2 – hệ tiêu hóa                     B. 1 – hệ thần kinh; 2 – hệ nội tiết

C. 1 – hệ hô hấp; 2 – hệ thần kinh                       D. 1 – hệ hô hấp; 2 – hệ bài tiết

Câu 13. Hệ …(1)… giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ ………(2)........

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – nội tiết; 2 – tiêu hóa                                 B. 1 – bài tiết; 2 – nội tiết

C. 1 – nội tiết; 2 – bài tiết                                   D. 1 – bài tiết; 2 – tuần hoàn

Câu 14. Trong các nhận định sau đây, nhận định nào đúng về mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật?

A. Các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật đảm nhận chức năng tương đối giống nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

B. Các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng không làm ảnh hưởng lẫn nhau.

C. Các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật đảm nhận các chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau và không làm ảnh hưởng lẫn nhau.

D. Các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

Câu 15. Trong các nhận định sau đây, nhận định nào đúng về hệ thống tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật?

A. Hệ thống tự điều chỉnh là hệ thống có khả năng duy trì sự cân bằng động và tĩnh các chỉ số của hệ thống.

B. Hệ thống tự điều chỉnh là hệ thống có khả năng duy trì sự cân bằng tĩnh các chỉ số của hệ thống.

C. Cơ thể sinh vật có khả năng tự điều chỉnh thông qua cơ chế hấp thu.

D. Hệ thống tự điều chỉnh là hệ thống có khả năng duy trì sự cân bằng động các chỉ số của hệ thống.

Câu 16. Khi chạy, hệ vận động hoạt động mạnh làm tăng sử dụng O2 tăng thải CO2, tăng sinh nhiệt từ đó tác động các thụ thể và kích thích lên các trung khu điều hòa ở trung ương thần kinh, gây tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng bài tiết mồ hôi. Đây là một đặc điểm của:

A. Mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể động vật.

B. Mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể động vật.

C. Tác động của hệ vận động lên hệ bài tiết trong cơ thể động vật.

D. Tác động của hệ vận động lên hệ hô hấp trong cơ thể động vật.

Câu 17. Cơ thể động vật diễn ra các quá trình sinh lý sau đây, ngoại trừ:

A. Tiêu hóa.                  B. Hô hấp.                    C. Quang hợp.                                  D. Tuần hoàn.

Câu 18. Cơ thể thực vật diễn ra các quá trình sinh lý sau đây, ngoại trừ:

A. Tiêu hóa.                  B. Trao đổi nước           C. Hô hấp    D. Quang hợp.

Câu 19. Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

A. Trong cơ thể động vật diễn ra nhiều quá trình sinh lý như tiêu hóa, hô hấp, trao đổi nước, tuần hoàn,...

B. Tuy mỗi quá trình sinh lý trong cơ thể động vật đảm nhận các chức năng khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ.

C. Cơ thể chỉ tồn tại, sinh trưởng, phát triển bình thường khi các hoạt động sinh lí này diễn ra nhịp nhàng.

D. Trong quá trình sống, cơ thể động vật thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

Câu 20. Khi con người chạy, sút bóng, hệ vận động hoạt động mạnh sẽ làm:

A. Làm tăng nhịp tim, tăng nhịp hô hấp, giảm hoạt động bài tiết nước tiểu.

B. Tế bào cơ tăng sử dụng O2, tăng thải CO2 và giảm sinh nhiệt.

C. Tế bào cơ tăng sử dụng O2, giảm thải CO2 và tăng sinh nhiệt.

D. Làm giảm nhịp tim, tăng nhịp hô hấp, tăng hoạt động bài tiết nước tiểu.

Câu 21. Cơ thể sinh vật có khả năng tự điều chỉnh thông qua cơ chế nào?

A. Hấp thu.                   B. Tác động ngược.       C. Điều hòa.    D. Phản xạ.

Câu 22. Tại sao cơ thể sinh vật là một hệ thống mở?

A. Vì cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

B. Vì giữa cơ thể và môi trường luôn có sự trao đổi, tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và năng lượng.

C. Vì cơ thể sinh vật là một hệ thống có khả năng tự điều chỉnh.

D. Vì cơ thể sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ giữa các quá trình sinh lí.

Câu 23. Đối với thực vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua:

A. Cơ chế tác động ngược thông qua tương quan hormone thực vật dưới sự kiểm soát của đặc điểm di truyền và các yếu tố môi trường.

B. Điều hòa thông qua tương quan giữa các quá trình sinh lí ở thực vật dưới sự kiểm soát của đặc điểm di truyền và các yếu tố môi trường.

C. Cơ chế tác động ngược thông qua tương quan giữa các quá trình sinh lí ở thực vật dưới sự kiểm soát của đặc điểm di truyền và các yếu tố môi trường.

D. Điều hòa thông qua tương quan hormone thực vật dưới sự kiểm soát của đặc điểm di truyền và các yếu tố môi trường.

Câu 24. Ở thực vật C3, quá trình quang hợp diễn ra mạnh khi:

A. Quá trình hô hấp ngừng lại.                           B. Cường độ ánh sáng yếu.

C. Quá trình hô hấp không thay đổi.                   D. Cường độ ánh sáng mạnh.

Câu 25. Vào buổi trưa những ngày nắng nóng, lượng nước ở cây thoát ra quá nhiều dẫn tới:

A. Cây thiếu nước, abscicis acid được tổng hợp, khí khổng đóng lại làm giảm sự thoát hơi nước.

B. Cây thiếu nước, abscicis acid được tổng hợp, khí khổng mở ra làm giảm sự thoát hơi nước.

C. Cây thiếu nước, abscicis acid được phân giải, khí khổng đóng lại làm giảm sự thoát hơi nước.

D. Cây thiếu nước, abscicis acid được phân giải, khí khổng mở ra làm giảm sự thoát hơi nước.

Câu 26. Cơ thể động vật chỉ tồn tại, sinh trưởng, phát triền bình thường khi:

A. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp hoạt động bình thường.

B. Các hoạt động sinh lí diễn ra nhịp nhàng.

C. Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn hoạt động bình thường.

D. Hệ hô hấp, hệ bài tiết hoạt động bình thường.

Câu 27. Cơ thể sinh vật là một hệ thống tự điều chỉnh giúp:

A. Duy trì sự cân bằng và thích nghi với môi trường sống.

B.Cân bằng trạng thái giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể.

C. Điều hòa mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể.

D. Giúp động vật và thực vật sinh sống một cách bình thường.

Câu 28. Các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật có …(1).. mật thiết với nhau và …(2)… lẫn nhau.

A. 1 – quan hệ; 2 – hỗ trợ                                   B. 1 – liên quan; 2 – nâng đỡ

C. 1 – quan hệ; 2 – ảnh hưởng                            D. 1 – năng lực; 2 – giúp đỡ

Câu 29. Cho thông tin ở bảng sau:

Các hệ cơ quan

Đặc điểm

1. Hệ vận động

2. Hệ hô hấp

3. Hệ tuần hoàn

4. Hệ bài tiết

5. Hệ tiêu hóa

 

a. Chuyển hóa thức ăn thành các chất đơn giản

b. Đưa các chất dinh dưỡng đến từng tế bào

c. Làm sạch máu

d. Thực hiện các sự kích thích đến bó cơ để hoạt động cơ thể

e. Hình thức thải các khí và lấy khí quan trọng cho cơ thể

Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí?

A. 1 – d; 2 – e; 3 – b; 4 – c; 5 - a                         B. 1 – d; 2 – e; 3 – b; 4 – a; 5 - c

C. 1 – d; 2 – e; 3 – c; 4 – b; 5 - a                         D. 1 – b; 2 – e; 3 – d; 4 – c; 5 – a

 

II. Trả lời Đúng/Sai

Câu 1. Xét các nhận định sau về hai quá trình hấp thụ nước và thoát hơi nước ở thực vật, mỗi nhận định nào Đúng hay Sai?

 

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Rễ hấp thụ nước và chất khoáng cung cấp cho các quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động của các cơ quan phía trên như thân, lá.

 

 

b.

Quá trình thoát hơi nước ở lá cây tạo động lực cho sự hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ cũng như cho phép CO2 xâm nhập vào lá cung cấp cho quang hợp.

 

 

c.

Khi cây không được cung cấp đủ nước thì lượng nước vận chuyển lên cơ quan phía trên giảm nhưng quá trình thoát hơi nước vẫn không thay đổi.

 

 

d.

Hai quá trình hấp thụ nước và thoát hơi nước có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng cơ bản không làm ảnh hưởng lẫn nhau.

 

 

                                                             

Câu 2. Xét các nhận định sau về hai quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật, mỗi nhận định nào Đúng hay Sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Quang hợp sử dụng CO2 và nước dưới tác dụng của ánh sáng do diệp lục hấp thụ để tổng hợp carbohydrate và giải phóng O2.

 

 

b.

Quá trình quang hợp cung cấp các hợp chất hữu cơ, từ đó tổng hợp nên các vật chất sử dụng trong quá trình hô hấp để tạo năng lượng cho cơ thể.

 

 

c.

Quang hợp sử dụng O2 và nước dưới tác dụng của ánh sáng do diệp lục hấp thụ để tổng hợp carbohydrate và giải phóng CO2.

 

 

d.

Quang hợp và hô hấp là hai quá trình có mối quan hệ chặt chẽ nhưng không phụ thuộc lẫn nhau.

 

 

                                                                       

Câu 3. Xét các nhận định về cơ thể sinh vật, mỗi nhận định nào Đúng hay Sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Sinh vật tồn tại trong môi trường và có mối liên hệ mật thiết với môi trường.

 

 

b.

Dưới tác động của môi trường, các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật không bị thay đổi và cơ thể sinh vật có thể tự điều chỉnh để duy trì sự tồn tại và phát triển.

 

 

c.

Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh.

 

 

d.

Cơ thể sinh vật là một hệ thống tương đối khép kín nhưng có khả năng tự điều chỉnh.

 

 

    

Câu 4. Xét các nhận định sau, mỗi nhận định nào Đúng hay Sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Ở thực vật, sự tự điều chỉnh thông qua điều hòa tương quan hormon thực vật dưới sự kiểm soát của đặc điểm di truyền và các yếu tố môi trường.

 

 

b.

Tự điều chỉnh ở thực vật nhờ cơ chế liên hệ ngược.

 

 

c.

Không giống như ở động vật, các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật chưa có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

 

 

d.

Các quá trình sinh lý trong cả cơ thể thực vật và động vật đều liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.

 

 

                                         

Câu 5. Xét các nhận định sau, mỗi nhận định nào Đúng hay Sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Trong cơ thể động vật diễn ra nhiều quá trình sinh lý như tiêu hóa, hô hấp, trao đổi nước, tuần hoàn,...

 

 

b.

Tuy mỗi quá trình sinh lý trong cơ thể động vật đảm nhận các chức năng khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ.

 

 

c.

Cơ thể chỉ tồn tại, sinh trưởng, phát triển bình thường khi các hoạt động sinh lí này diễn ra nhịp nhàng.

 

 

d.

Trong quá trình sống, cơ thể động vật thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

 

 

    

III. Trả lời ngắn.

Câu 1. Có bao nhiêu các quá trình sinh lý sau đây có trong cơ thể động vật?

1. Tiêu hóa.                   2. Hô hấp.                     3. Quang hợp.                                 

4. Tuần hoàn.                5. Bài tiết                      6.Trao đổi khoáng                             

7.Trao đổi nước

Câu 2. Có bao nhiêu quá trình sau đây là quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật?

1. Trao đổi nước.               2. Trao đổi khoáng.            3. Bài tiết.

4. Hô hấp.                          5. Quang hợp.                    6. Tuần hoàn.

7. Tiêu hóa.                       8. Hô hấp.

Câu 3. Thực vật tồn tại, sinh trưởng, phát triền, sinh sản được là kết quả của bao nhiêu quá trình sau đây?

(1) Quá trình quang hợp.                                    (2) Quá trình bài tiết

(3) Quá trình thoát hơi nước.                              (4) Quá trình hô hấp

(5) Quá trình hấp thụ nước, dinh dưỡng, khoáng.

Câu 4. Trong số các hệ cơ quan sau: hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Có bao nhiêu hệ giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài ?

Câu 5. Trong số các hệ cơ quan sau:  hệ thần kinh; hệ nội tiết ; hệ hô hấp; hệ tiêu hóa; hệ bài tiết. Có bao nhiêu cơ quan điều khiển, điều hòa, phối hợp, quá trình sinh lý trong cơ thể ?

Câu 6. Có bao nhiêu quá trình sau đây : thoát hơi nước, hấp thu O2, thải CO2, quang hợp, hô hấp, là động lực cho sự hấp thu nước và chất khoáng ở rễ cũng như cho phép CO2 xâm nhập vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp?

Câu 7. Có bao nhiêu sản phẩm sau đây: CO2, O2, ATP, nhiệt, nước, DNA, RNA, được tạo ra từ quá trình hô hấp ở cây ?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube