Thayhien.edu.vn xin chia sẽ đến các bạn các bài học Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo_ Bài 18 Tập tính ở động vật
I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1. Tập tính là:
A.Những động tác của động vật trả lời lại các kích thích
B. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích
C.Những suy nghĩ của động vật trả lời lại các kích thích
D.Những biểu hiện của động vật trả lời lại các kích thích
Câu 2. Tập tính được thể hiện khi con vật nhận:
A.Kích thích từ môi trường B.Kích thích tại não bộ của cơ thể
C.Kích thích từ các tác nhân ngoại cảnh D.Kích
thích từ thiên nhiên sinh sống
Câu 3. Tập tính … ở động vật là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân
cá thể thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của cả bầy đàn, thông thường
trong thế giới động vật, nó mang nghĩa là sự hỗ trợ cho đồng loại.
A.
Thứ
bậc B. Hợp tác C. Nhường nhịn D.
Vị tha
Câu 4. Pheromone là chất hóa học gây ra các đáp ứng … ở các cá thể …
có thể liên quan đến sinh sản hoặc không liên quan đến sinh sản.
A.Giống nhau – cùng loài B.Giống nhau – khác loài
C.Khác nhau – cùng loài D.Khác nhau – khác loài
Câu 5. Bướm tằm đực có … để thu nhận các pheromone mà bướm tằm cái
tiết ra thông qua … ở cuối bụng của mình.
A.Tuyến – anten B.Anten – tuyến C.Các
lỗ nhỏ - anten D.Anten – các lỗ nhỏ
Câu 6. Quá trình học tập là quá trình hình thành … Qua học tập mà
một số tập tính của động vật có thể thay đổi hoặc hình thành mới.
A.Chất hóa học B.Gene mới
C.Phản xạ không có điều kiện D.Phản xạ có điều kiện
Câu 7. Dựa vào tập tính …, con người tạo ra các cá thể đực bất thụ
để làm suy giảm số lượng côn trùng có hại và tiêu diệt chúng.
A.Giao phối B.Làm tổ C.Nuôi con
D.Ảnh hưởng bởi
pheromone
Câu 8. Hình thức học tập đơn giản nhất ở động vật
A.In vết B.Học liên hệ
C.Học cách nhận biết không gian D.Quen nhờn
Câu 9. Kích thích bên trong cho động vật biết:
A.Tin về môi trường xunh quanh B.Tin về các cá thể khác cùng loài
C.Tin về điều gì đang xảy ra trong cơ thể D.Tin về tập tính của loài
Câu 10. Ví dụ về kích thích bên ngoài là:
A.Tín hiệu đói B.Tín hiệu khát C.Tín
hiệu của cơ thể D.Tiếng động
Câu 11. Vai trò KHÔNG thuộc về tập tính của động vật:
A.Tăng khả năng sinh tồn B.Giảm khả năng điều tiết cơ thể
C.Tăng sự thành công sinh sản D.Là một cơ chế để cân bằng nội môi
Câu 12. Khi thời tiết lạnh, cơ thể thằn lằn bị hạ nhiệt
độ, thụ thể sẽ báo tin về não và buộc thằn lằn phải di chuyển đến nơi có ánh
năng để thu nhiệt là ví dụ về vai trò:
A.Tăng khả năng thành công sinh sản B.Tăng khả năng hình thành tập tính mới
C.Duy trì môi trường bên trong cơ thể ổn định D.Tăng khả năng học hỏi của động vật
Câu 13. Tập tính bẩm sinh là:
A.Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
B.Sinh ra vài tháng sau mới có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho
loài
C.Sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài
D.Là tập tính học được từ bố mẹ
Câu 14. Một ví dụ KHÔNG thuộc về tập tính bẩm sinh:
A.Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp để tạo thành tấm lưới
B.Tinh tinh lấy đá để đập quả dầu cọ
C.Chấm đỏ trên mỏ chim hải âu mẹ kích thích chim non ăn mồi
D.Gà con chạy trốn khi thấy đám đen trên đầu sà xuống đất
Câu 16. Tập tính học được là:
A.Sinh ra sau vài ngày là có, học hỏi từ bố mẹ
B.Hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học
tập và rút kinh nghiệm
C.Không phải là một hành động hay chuỗi hành động được quyết định
bởi quá trình điều kiện hóa
D.Luôn có thể phân biệt rạch ròi được với tập tính bẩm sinh
Câu 17. Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến
hình thành tập tính mới:
A.Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron
B.Sự thành lập gene mới
C.Do tiết ra nhiều hormone hơn
D.Do có sự liên kết giữa các cá thể trong loài
Câu 18. Người ta chia ra hai loại tập tính là dựa vào:
A.Nguồn gốc B.Thời gian xuất hiện sớm hay muộn
C.Thể chế điều hòa hoạt động D.Độ linh hoạt với tập tính
Câu 19. Tập tính có vai trò quan trọng hàng đầu đối với
sự sinh tồn của động vật:
A.Bảo vệ lãnh thổ B.Di cư C.Xã hội D.Kiếm ăn
Câu 21. Phạm vi bảo vệ lãnh thổ giữa các loài động vật
khác nhau thì:
A.Giống nhau
B.Không có sự chênh lệch
C.Khác nhau từ vài m2 cho đến vài chục km2
về diện tích
D.Chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này
Câu 22. Tập tính sinh sản ở động vật:
A.Mang tính bản năng B.Phụ thuộc vào con cái
C.Giống nhau ở tất cả các loài D.Không bao gồm những tập tính nhỏ khác
Câu 24. Di cư được định nghĩa là:
A.Di chuyển một phần hoặc tất cả quần thể động vật từ một vùng đến
một vùng không xác định
B.Di chuyển một phần hoặc tất cả quần thể động vật từ một
vùng đến một vùng xác định
C.Di chuyển tất cả quần thể động vật từ một vùng đến một vùng xác
định
D.Di chuyển một phần quần thể động vật từ một vùng đến một vùng
không xác định
Câu 25. Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ:
A.Vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình B.Từ trường trái đất
C.Thành phần hóa học của nước D.Hướng dòng nước chảy
Câu 26. Tập tính KHÔNG bao gồm trong tập tính sinh sản
của động vật:
A.Tìm kiếm bạn tình B.Làm tổ và ấp trứng
C.Kiếm ăn D.Chăm sóc và bảo vệ con non
Câu 30. Con lớn thường đi đầu đàn là ví dụ về:
A.Tập tính vị tha B.Tập tính kiếm ăn C.Tập tính thứ bậc D.Tập tính hợp tác
Câu 32. Hình thức học tập đơn giản nhất ở động vật
A.In vết B.Học liên hệ
C.Học cách nhận biết không gian D.Quen nhờn
Câu 33. Hình thức học tập in vết phát triển nhất ở:
A.Chim B.Cáo C.Rắn D.Heo
Câu 36. Tập tính là chuỗi hành động của động vật trả lời
lại … từ môi trường, đảm bảo cho động vật … và phát triển.
A.Tín hiệu giao tiếp – tồn tại B.Tín hiệu giao tiếp – định hướng
C.Kích thích – tồn tại D.Kích thích – định hướng
Câu 37. Tập tính có nhiều vai trò như …, đảm bảo cho sự
thành công sinh sản, và còn được xem như một cơ chế cân bằng nội môi.
A.Làm tăng khả năng sinh tồn của động vật B.Làm tăng khả năng về bản đồ định hướng
C.Làm tăng khả năng kiếm ăn D.Làm tăng khả năng học tập
Câu 38. Dựa vào …, có thể chia tập tính của động vật
thành ba loại là tập tính học được, tập tính bẩm sinh và tập tính hỗn hợp.
A.Thời gian B.Đặc điểm di truyền của tập tính
C.Mức độ nhanh hay chậm D.Độ phổ biến
Câu 41. Khi di cư, chim bồ câu định hướng bằng …, trong
khi … định hướng nhờ vào thành phần hóa học của nước và dòng nước chảy.
A.Từ trường trái đất – cá B.Vị trí trăng sao – cá
C.Từ trường trái đất – động vật trên cạn D.Vị
trí trăng sao – động vật trên cạn
Câu 42. Động vật định vị vị trí một cách hiệu quả và linh
hoạt là nhờ:
A.Phân tích thành phần hóa học của nước B.Từ
trường trái đất
C.Liên hệ nhiều vị trí nhất định với nhau D.Dựa vào vị trí của sao trên trời
Câu 43. Học liên hệ có thể chia thành hai loại là:
A.Kiểu kinh điển và kiểu Pavlov B.Kiểu kinh điển và kiểu học hành động
C.Kiểu học hành động và kiểu Skinner D.Kiểu
Pavlov và kiểu Skinner
Câu 44. Khi kết hợp đồng thời âm thanh và cho chó ăn, sau
vài lần chỉ cần nghe thấy âm thanh chó cũng tiết nước bọt là ví dụ về:
A.Kiểu học hành động B.Kiểu Skinner C.Thử
và sai D.Kiểu học kinh điển
Câu 46. Dạng học tập phức tạp nhất của động vật là:
A.Học xã hội B.Nhận thức và giải quyết vấn đề
C.Học liên hệ D.Học định hướng
Câu 47. Nối cột A với cột B sao cho các ví dụ trùng khớp
với tên của chúng.
A |
B |
1.Tập tính bẩm sinh |
a.Trẻ con rửa tay |
2.Học xã hội |
b.Nhện đan lưới |
3.In vết |
c.Vịt con đi theo vịt mẹ từ
khi mới sinh ra |
A.1-a, 2-b, 3-c B.1-c, 2-a, 3-b C.1-b,
2-c, 3-a D.1-b, 2-a, 3-c
Câu 49. Nối cột A với cột B sao cho các ví dụ trùng khớp
với tên và định nghĩa của chúng.
A |
B |
1.Tập tính bẩm sinh |
a.Sinh ra đã có, di truyền từ
bố mẹ |
b.Sau nhiều lần ăn thử sâu có
màu đỏ và bị ngộ độc, chim chích không ăn loại sâu này nữa |
|
2.Tập tính học được |
c.Mọt gỗ chuyển động nhanh
khi đi qua vùng khô |
d.Hình thành trong quá trình
sống của cá thể |
A.1-ab, 2-cd B.1-ac, 2-bd C.1-ad, 2-bc D.1-bc, 2-ad
Câu 50. Nối cột A với cột B sao cho các ví dụ trùng khớp
với tên của chúng.
A |
B |
1.Tập tính bảo vệ lãnh thổ |
a.Bao gồm nhiều tập tính nhỏ
như tìm kiếm bạn tình, ấp trứng, chăm sóc con,… |
2.Tập tính sinh sản |
b.Nếu kẻ khác cố tình xâm
nhập và khu vực bảo vệ thì con chủ sẽ xua đuổi kẻ xâm nhập, đôi khi xảy ra
các trận chiến dữ dội |
3.Tập tính di cư |
c.Chim bay về phương Nam khi
mùa đông đến |
A.1-a, 2-b, 3-c B.1-b, 2-a, 3-c C.1-b,
2-c, 3-a D.1-c, 2-b, 3-a
Câu 53. Số đáp án đúng khi nói về tập tính của động vật
là:
(1)Tập tính
học được là tập tính đặc trưng cho loài đó
(2)Tập tính
kiếm ăn có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của động vật
(3)Tập tính
sinh sản và tập tính xã hội có thể bao gồm nhiều tập tính nhỏ khác
(4)Mỗi loài
có một phạm vi bảo vệ lãnh thổ nhất định khác nhau
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
II.
Trả lời Đúng/Sai
Câu 2. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về
tập tính của động vật?
Mệnh đề |
Đúng |
Sai |
a. Ngày nay con người đã áp dụng hiểu biết về tập tính động vật vào rất
nhiều lĩnh vực của đời sống như an ninh, quốc phòng, giải trí,… |
|
|
b. Pheromone có thể gây ra các tập tính liên quan và không liên quan đến
sinh sản. |
|
|
c. Quá trình học tập của con người bao gồm hai giai đoạn chính. |
|
|
d. Tập tính hợp tác không thuộc tập tính xã hội. |
|
|
Câu 6. Ở
loài chim tu hú, thay vì làm tổ, để trứng rồi ấp và chăm con như những loài
chim khác, vào mùa sinh sản, chim tu hú cái thường đi tìm tổ chim
chích và gửi trứng của mình ở trong đó. Trước khi bỏ đi, tu hú mẹ không
quên “tẩm bổ” cho mình bằng một quả trứng chim chích, vừa mới được vài ngày tuổi.
Vì trứng chim tu hú khá giống trứng của loài chim chích, khiến chim
chích cứ vô tư ấp nở như lẽ tự nhiên. Ngoài ra, thức ăn của tu hú mẹ là các
loài sâu có độc tố. Đối với chim tu hú trưởng thành chúng có khả năng miễn nhiễm,
tuy vậy ở chim tu hú non còn yếu ớt rất dễ gặp nguy hiểm, thậm chí mất mạng,
khi ăn phải loài sâu này. Tìm hiểu về loài chim tú hú và xét các nhận định sau
đây:
Mệnh đề |
Đúng |
Sai |
a. Tập tính bẩm sinh của
loài chim tú hú là đẻ trứng vào tổ của chim chích và để chim chích ấp trứng
thay mình. |
|
|
b. Khi nhìn thấy trứng
của chim chích, tập tính săn mồi của chim tú hú trỗi dậy và chúng ăn luôn những
quả trứng đó. |
|
|
c. Tập tính vị tha đã
khiến chim chích vô tư ấp nở trứng của chim tu hú. |
|
|
d. Đẻ và nhờ loài khác nuôi hộ con của mình là việc làm cần
thiết để tránh nguy hiểm cho con non |
|
|
Câu 10. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay
sai khi nói về tập tính của động vật?
Mệnh đề |
Đúng |
Sai |
a. Việc hình thành một số tập tính không liên quan đến hệ thần kinh. |
|
|
b. Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, không đặc trưng cho
loài. |
|
|
c. Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ
môi trường bên trong. |
|
|
d. Tập tính đảm bảo cho sự thành công của sinh
sản. |
|
|
Câu 12. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay
sai khi nói về tập tính của động vật?
Mệnh đề |
Đúng |
Sai |
a. Tập tính học được là tập tính đặc trưng cho loài đó. |
|
|
b. Mỗi loài có một phạm vi bảo vệ lãnh thổ nhất định khác nhau. |
|
|
c. Tập tính sinh sản và tập tính xã hội có thể bao gồm nhiều tập tính
nhỏ khác. |
|
|
d. Tập tính kiếm ăn có vai trò quan trọng hàng
đầu đối với sự sinh tồn của động vật. |
|
|
III. Trả lời ngắn
Câu 1. Cho các
nguyên nhân sau: thức ăn, hoạt động sinh sản, thời tiết không thuận lợi và hướng
nước chảy. Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật?
Đáp án là: 3 (thức ăn, hoạt động sinh sản và thời tiết
không thuận lợi)
Câu 2. Cho các yếu
tố: từ trường trái đất, vị trí mặt trời, vị trí trăng, thành phần hóa học của
nước, hướng dòng nước chảy và địa hình. Khi di cư, động vật sống trên cạn đinh
hướng nhờ bao nhiêu yếu tố kể trên?
Đáp án là: 3 (vị trí mặt trời, vị trí trăng và địa hình)
Câu 3. Cho các tập
tính: Tìm kiếm bạn tình, tìm tổ, kiếm ăn, ấp trứng và bảo vệ con non. Có bao
nhiêu tập tính thuộc tập tính sinh sản?
Đáp án là: 4 (trừ tập tính kiếm ăn)
Câu 4. Cho các tập
tính: hợp tác, tìm tổ, thứ bậc, vị tha và chăm sóc con non. Có bao nhiêu tập
tính thuộc tập tính xã hội?
Đáp án là: 3 (hợp tác, thứ bậc và vị tha)
Câu 7. Có bao nhiêu ví dụ KHÔNG
thuộc về tập tính bẩm sinh ?
1. Nhện thực
hiện rất nhiều động tác nối tiếp để tạo thành tấm lưới
2. Tinh tinh
lấy đá để đập quả dầu cọ
3. Chấm đỏ
trên mỏ chim hải âu mẹ kích thích chim non ăn mồi
4. Gà con
chạy trốn khi thấy đám đen trên đầu sà xuống đất
Câu 9. Có bao nhiêu ý đúng khi nói
về tập tính của động vật ?
(1) Tập tính
là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường bên trong
(2) Tập tính
đảm bảo cho sự thành công của sinh sản
(3) Việc hình
thành một số tập tính không liên quan đến hệ thần kinh
(4) Tập tính
bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, không đặc trưng cho loài
Câu 12. Trong các nguyên nhân
sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật?
(1) Thức ăn. (2) Hoạt động sinh sản.
(3) Hướng nước chảy. (4) Thời tiết không
thuận lợi.
Câu 13. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về tập tính của động vật ?
(1) Ở động
vật chỉ tồn tại 6 loại hình thức học tập
(2) Học xã
hội có liên quan đến khả năng nhận biết và xử lí thông tin để giải quyết những
trở ngại gặp phải
(3) In vết
giúp chim non có thể in vào não hình dạng bố mẹ và các hành vi cơ bản của loài
(4) Bướm tằm
cái tiết ra pheromone để thu hút con đực đến giao phối