Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo_ Bài 26 Sinh sản ở động vật

  Thayhien.edu.vn xin chia sẽ đến các bạn các bài học Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo_Bài 26 Sinh sản ở động vật


I. Trắc nghiệm khách quan.

Câu 1. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là:

A. phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

B. phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và đẻ trứng.

C. phân đôi, nảy chồi, đẻ trứng và trinh sinh.

D. phân đôi, nảy chồi, đẻ trứng thai và trinh sinh.

Câu 2. Phân đôi là hình thức sinh sản mà:

A. cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh.

B. một các thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau.

C. cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ.

D. chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới.

Câu 3. Động vật nào sau đây có hình thức sinh sản là phân đôi?

A. Ong mật.                  B. Sao biển.                  C. Bọt biển.    D. Hải quỳ.

Câu 4. Động vật có những phương thức sinh sản nào?

A. Đẻ con, đẻ trứng và đẻ trứng thai.

B. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

C. Phân đôi, nảy chồi, đẻ con và đẻ trứng.

D. Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

Câu 5.  Sao biển có hình thức sinh sản là ?

A. phân đôi.                  B. nảy chồi.                  C. trinh sinh.    D. phân mảnh.

Câu 6. Trinh sinh là hình thức sinh sản mà:

A. cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh.

B. một các thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau.

C. cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ.

D. chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới.

Câu 7. Đâu là động vật không sinh sản bằng cách nảy chồi?

A. Bọt biển.                   B. Sao biển.                  C. San hô.    D. Thủy tức.

Câu 8. Động vật ở hình dưới có hình thức sinh sản là ?

 

 

 

 

 

A. phân đôi.                  B. nảy chồi.                  C. trinh sinh.    D. phân mảnh.

Câu 9. Dựa vào nơi phát triển phôi và sản phẩm sinh ra, hình thức sinh sản hữu tính có thể chia thành:

A. đẻ trứng và đẻ con.                                        B. đẻ trứng, đẻ con và trinh sinh.

C. đẻ trứng, đẻ trứng thai và đẻ con.                   D. thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.

Câu 10. Đâu là đặc điểm của hình thức sinh sản đẻ con?

A. Trứng được con cái đẻ vào môi trường nước, con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.

B. Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái, hợp tử phát triển trong tử cung lấy chất dinh dưỡng qua nhau thai.

C. Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái, hợp tử được giữ lại và phát triển trong ống dẫn trứng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng.

D. Trứng thụ tinh với tinh trùng trong cơ thể con cái, tiếp đó con cái đẻ trứng đã thụ tinh vào môi trường sống.

Câu 11. Đâu là đặc điểm của hình thức sinh sản đẻ trứng thai?

A. Trứng được con cái đẻ vào môi trường nước, con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.

B. Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái, hợp tử phát triển trong tử cung lấy chất dinh dưỡng qua nhau thai.

C. Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái, hợp tử được giữ lại và phát triển trong ống dẫn trứng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng.

D. Trứng thụ tinh với tinh trùng trong cơ thể con cái, tiếp đó con cái đẻ trứng đã thụ tinh vào môi trường sống.

Câu 12. Phân mảnh là hình thức sinh sản mà:

A. cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh.

B. một các thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau.

C. cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ.

D. chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới.

Câu 13. Ở người có hình thức sinh sản là ?

A. phân đôi.                  B.đẻ con.                      C. trinh sinh.    D. phân mảnh.

Câu 14. Trình tự của quá trình sinh sản hữu tính ở người là:

A. hình thành tinh trùng và trứng, thụ tinh, phát triển phôi thai, đẻ con.

B. hình thành tinh trùng và trứng, phát triển phôi thai, thụ tinh, đẻ con.

C. thụ tinh, hình thành tinh trùng và trứng, phát triển phôi thai, đẻ con.

D. thụ tinh, phát triển phôi thai, hình thành tinh trùng và trứng, đẻ con.

Câu 15. Hình ảnh bên mô tả quá trình gì ?

A. sinh tinh.                  B. sinh trứng.               

C. thụ tinh.                    D. tạo thể vàng.

Câu 16. Trong quá trình sinh tinh, tinh trùng hình thành trong ống sinh tinh của hai tinh hoàn, bắt đầu từ …(1)……, trải qua quá trình ……(2)…

Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) nguyên phân, (2) giảm phân.

B. (1) tinh nguyên bào, (2) nguyên phân và giảm phân.

C. (1) nguyên phân, (2) tinh nguyên bào và giảm phân.

D. (1) tinh nguyên bào, (2) nguyên phân.

Câu 17. Noãn bào bậc I (2n) bắt đầu giảm phân I khi trẻ em gái bắt đầu dậy thì và dừng lại ở

………(1)…… của giảm phân II. Giảm phân II chỉ tiếp tục diễn ra khi ………(2)……

Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) kì giữa, (2) thụ tinh thành hợp tử.

B. (1) kì giữa, (2) nang trứng chín và trứng rụng.

C. (1) kì sau, (2) thụ tinh thành hợp tử.

D. (1) kì sau, (2) nang trứng chín và trứng rụng.

Câu 18. Các hormone do ……(1)…… và ……(2)…… tiết ra đi theo đường máu đến tinh hoàn, kích thích tinh hoàn sinh tinh trùng.

A. (1) vùng dưới đồi, (2) tuyến yên.                    B. (1) vùng dưới đồi, (2) tuyến tụy.

C. (1) ống sinh tinh, (2) tuyến tụy.                      D. (1) ống sinh tinh, (2) tuyến yên.

Câu 19. Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, khi nồng độ ……(1)…… trong máu tăng lên sẽ gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết ………(2)……

Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) progesterone và testosterone, (2) GnRH, FSH, LH.

B. (1) progesterone và estrogen, (2) GnRH, FSH, LH.

C. (1) progesterone và estrogen, (2) testosterone.

D. (1) estrogen, (2) testosterone.

Câu 20. Pheromone, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ,... ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh

trứng ở động vật do là biến đổi ……(1)…… hoặc tác động lên ………(2)……

Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) quá trình thụ tinh, (2) hệ sinh dục và hệ nội tiết.

B. (1) quá trình thụ tinh, (2) hệ thần kinh và hệ nội tiết.

C. (1) quá trình trao đổi chất, (2) hệ sinh dục và hệ nội tiết.

D. (1) quá trình trao đổi chất, (2) hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Câu 21. Trong quá trình sinh tinh, tinh trùng hình thành trong ống sinh tinh của hai tinh

hoàn, bắt đầu từ ………(1)………, trải qua quá trình ………(2)………

Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) nguyên phân, (2) giảm phân.

B. (1) tinh nguyên bào, (2) nguyên phân và giảm phân.

C. (1) nguyên phân, (2) tinh nguyên bào và giảm phân.

D. (1) tinh nguyên bào, (2) nguyên phân.

Câu 22. Noãn bào bậc I (2n) bắt đầu giảm phân I khi trẻ em gái bắt đầu dậy thì và dừng

lại ở ……(1)…… của giảm phân II. Giảm phân II chỉ tiếp tục diễn ra khi……(2)………

Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) kì giữa, (2) thụ tinh thành hợp tử.        B. (1) kì giữa, (2) nang trứng chín và trứng rụng.

C. (1) kì sau, (2) thụ tinh thành hợp tử.          D. (1) kì sau, (2) nang trứng chín và trứng rụng.

Câu 23. Pheromone, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ,... ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ở động vật do là biến đổi ……(1)…… hoặc tác động lên …(2)……

Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) quá trình thụ tinh, (2) hệ sinh dục và hệ nội tiết.

B. (1) quá trình thụ tinh, (2) hệ thần kinh và hệ nội tiết.

C. (1) quá trình trao đổi chất, (2) hệ sinh dục và hệ nội tiết.

D. (1) quá trình trao đổi chất, (2) hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Câu 24. Quá trình sinh trứng diễn ra ở:

A. cổ tử cung.               B. noãn bào.                  C. buồng trứng.                                D. noãn hoàng.

Câu 25. Thụ tinh là sự kết hợp giữa:

A. tinh trùng đơn bội (n) và tế bào trứng lưỡng bội (2n) tạo thành hợp tử đa bội (3n).

B. tinh trùng đơn bội (n) và tế bào trứng lưỡng bội (2n) tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n).

C. tinh trùng đơn bội (n) và tế bào trứng đơn bội (n) tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n).

D. tinh trùng lưỡng bội (2n) và tế bào trứng lưỡng bội (2n) tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n).

Câu 26. Thụ tinh diễn ra tại:

A. ⅔ ống dẫn trứng tính từ loa vòi trứng.            B. niêm mạc tử cung.

C. ⅓ ống dẫn trứng tính từ loa vòi trứng.            D. thể vàng.

Câu 27. Giai đoạn phôi là giai đoạn:

A. hoàn thiện các cơ quan.

B. hợp tử bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung.

C. hợp tử được hình thành và hoàn thiện các cơ quan.

D. hợp tử phân chia và phân hóa tạo các mô và cơ quan.

Câu 28. Giai đoạn thai là giai đoạn:

A. hoàn thiện các cơ quan.

B. hợp tử bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung.

C. hợp tử bắt đầu phân chia và hoàn thiện các cơ quan.

D. hợp tử phân chia và phân hóa tạo các mô và cơ quan.

Câu 29. Trong cơ chế sinh con, khi có xung thần kinh từ cổ tử cung truyền về não, não làm cho:

A. nhau thai tăng prostagladin.                           B. tuyến tụy tiết tăng tiết prostagladin.

C. tuyến tụy tiết tăng tiết oxytocin.                     D. tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài.

Câu 30. Cơ chế điều hòa sinh sản chủ yếu là:

A. cơ chế điều hòa nồng độ testosterone trong máu.

B. cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.

C. cơ chế điều hòa nang trứng chín và trứng rụng.

D. cơ chế điều hòa nồng độ progesterone và estrogen trong máu.

Câu 32. Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong điều hòa sinh sản?

A. Hệ tuần hoàn.           B. Hệ sinh dục.             C. Hệ bài tiết.                                   D. Hệ nội tiết.

Câu 32. Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, khi nồng độ ………(1)……… trong máu tăng lên sẽ gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết ………(2)………

Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) progesterone và testosterone, (2) GnRH, FSH, LH.

B. (1) progesterone và estrogen, (2) GnRH, FSH, LH.

C. (1) progesterone và estrogen, (2) testosterone.

D. (1) estrogen, (2) testosterone.

Câu 33. Đâu không phải là biện pháp điều khiển số con ở động vật?

A. Cải tạo giống vật nuôi.                                   B. Thụ tinh nhân tạo.

C. Thay đổi yếu tố môi trường.                          D. Nuôi cấy phôi.

Câu 34. Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể:

A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Câu 35. Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là:

A. phân đôi.                  B. nảy chồi.                   C. phân mảnh.                               D. trinh sinh.

Câu 36. Hình thức sinh sản vừa có ở động vật không xương sống và động vật có xương sống là:

A. phân đôi.                  B. nảy chồi.                   C. phân mảnh.                               D. trinh sinh.

Câu 37. Những hình thức sinh sản vô tính nào chỉ có ở động vật không xương sống?

A. Phân đôi, Nảy chồi.                                       B. Phân đôi, Trinh sinh.

C. Phân mảnh, Trinh sinh.                                  D. Phân mảnh, Nảy chồi.

Câu 38. Có bao nhiêu sinh vật sau đây có hình thức sinh sản trinh sinh?

(1) Ong. (2) Chuột túi.(3) Mói. (4) Ếch. (5) Rệp.(6) Kiến. (7) Muỗi.(8) Thằn lằn.

A. 2.                             B. 4.                             C. 6.    D. 8.

Câu 39. Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp:

A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

B. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tác phát triển thành cơ thể mới.

D. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 40. Điều nào sau đây là đúng khi nói về hướng tiến hóa về sinh sản của động vật?

A. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

B. từ sinh sản hữu tính đến sinh sản vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

C. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, tự đẻ trứng đến n vô tính đến sinh sản hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.

Câu 41. Điều không đúng khi nói về sự thụ tinh ở động vật là:

A. tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính.

B. các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh.

C. giao phối (thụ tinh chéo) là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.

D. một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo.

Câu 42. Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì thế hệ sau có sự:

A. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.

C. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di chuyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

D. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu 43. Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì:

A. không nhất thiết phải cần môi trường nước.   

B. không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.

C. hạn chế tiêu tốn năng lượng.                         

D. cho hiệu suất thụ tinh cao.

Câu 44. Giun đốt là động vật lưỡng tính nhưng vẫn thụ tinh chéo vì:

A. chúng có tập tính sống thành đôi.

B. trứng và tinh trùng không chín cùng một lúc.

C. cơ quan sinh dục đực và cái bị ngăn cách nhau.

D. chỉ có một trong hai cơ quan sinh sản phát triển đầy đủ.

Câu 45. Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính ở động vật là quá trình:

A. nguyên phân.                                                B. giảm phân.                               

C. thụ tinh.                                                        D. giảm phân và thụ tinh.

Câu 46. Khi nói về hình thức sinh sản trinh sinh, chỉ ra phát biểu sai:

A. Không cần sự tham gia của giao tử đực.         B. Xảy ra ở động vật bậc thấp.

C. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực.  D. Không có quá trình giảm phân.

Câu 47. Trong sinh sản vô tính, các cá thể mới sinh ra:

A. giống nhau và giống cá thể gốc.                     B. khác nhau và giống cá thể gốc.

C. giống nhau và khác cá thể gốc.                      D. khác nhau và khác cá thể gốc.

Câu 48. Trong sinh sản hữu tính, đời con thường đa dạng là do:

A. quá trình giảm phân tạo nhiều loại giao tử.

B. quá trình thụ tinh tạo nhiều loại hợp tử.

C. quá trình giảm phân và thụ tinh.

D. ảnh hưởng của môi trường sống.

Câu 49. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Các hình thức sinh sản vô tính gồm: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

(2) Sinh sản ở hình thức phân đôi gặp ở hải quỳ, bọt biển, thủy tức.

(3) Phân mảnh là hình thức sinh sản mà cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ.

(4) Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp.

A. 1.                             B..2                              C. 3.    D. 4.

Câu 50. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Đẻ trứng thai gặp ở một số loài cá, một số loài bò sát và một số loài chân khớp.

(2) Bò sát, Chim và nhiều động vật không xương sống đẻ trứng, trứng thụ tinh trong cơ thể con cái.

(3) Đẻ con có ở tất cả loài Thú và người.

(4) Cá, lưỡng cư và nhiều loài động vật không xương sống đẻ trứng và trứng thụ tinh với tinh trùng trong môi trường nước.

A. 1.                             B. 2.                             C. 3.    D. 4.

Câu 51. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi nhốt làm cho gà đẻ nhiều hơn.

(2) Bổ sung chất khoáng vào thức ăn (từ vỏ trứng, ốc, hến,...) làm tăng đẻ trứng ở vịt.

(3) Chiếu tia tử ngoại lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn, tăng hiệu quả kinh tế.

(4) Dùng máy li tâm có thể tách tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X và tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y, giúp lựa chọn được giới tính vật nuôi.

A. 1.                             B. 2.                             C. 3.    D. 4.

Câu 52. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định sai?

(1) Sinh sản theo kiểu trinh sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.

(2) Đối với ong mật, những trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong thợ có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh phát triển thành ong đực.

(3) Động vật có hai phương thức sinh sản: sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

(4) Bọt biển vừa có thể sinh sản bằng hình thức nảy chồi, vừa có thể sinh sản bằng hình thức phân mảnh.

A. 1.                             B. 2.                             C. 3.    D. 4.

Câu 53.        Cho thông tin ở bảng sau:

Hình thức sinh sản

Đặc điểm

1. Phân đôi

2. Nảy chồi

3. Phân mảnh

4. Trinh sinh

a. Xảy ra ở bọt biển, giun dẹp.

b. Xảy ra ở lưỡng cư, bò sát

c. Xảy ra ở bọt biển, ruột khoang.

d. Xảy ra ở ong kiến, rệp,…

e. Xảy ra ở động vật đơn bào.

Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lý?

A. 1 – a; 2 – c; 3 – a; 4 - d                                  B. 1 – e; 2 – c; 3 – a; 4 - d

C. 1 – a; 2 – d; 3 – c; 4 – e                                 D. 1 – e; 2 – a; 3 – c; 4 - d

Câu 54. Cho thông tin ở bảng sau:

Hình thức sinh sản

Đặc điểm

1. Phân đôi

2. Nảy chồi

3. Phân mảnh

4. Trinh sinh

a. Phân đôi dựa trên sự phân chia nhân và tế bào chất một cách đơn giản bằng cách tạo ra eo thắt.

b. Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con.

c. Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, quan phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới. Cơ thể mẹ phân cắt thành nhiều mảnh, mỗi mảnh lớn lên thành một cơ thể mới.

d. Dựa trên mảnh vụn vỡ của noãn để phát triển thành cơ thể mới

e. Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST đơn bội.

Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lý?

A. 1 – a; 2 – c; 3 – a; 4 - d                                  B. 1 – d; 2 – c; 3 – a; 4 - e

C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 - e                                  D. 1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - e

Câu 55. Cho thông tin ở bảng sau:

Hình thức sinh sản

Cơ sở quá trình

1. Sinh sản vô tính

2. Sinh sản hữu tính

 

a. Nguyên phân

b. Giảm phân

c. Thụ tinh

d. Trực phân

e. Gián phân

Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lý?

A. 1 – ae; 2 – bc                                                 B. 1 – d; 2 – abc

C. 1 – ad; 2 – bc                                                D. 1 – a; 2 – abc

Câu 56. Cho thông tin ở bảng sau:

Hình thức

Đặc điểm

1. Thụ tinh ngoài

2. Thụ tinh trong

 

a. ít phụ thuộc vào môi trường

b. tạo ra số lượng lớn trứng và tinh trùng

c. diễn ra bên ngoài cơ thể.

d. tỷ lệ trứng được thụ tinh cao

e. diễn ra bên trong cơ quan sinh dục của con cái

Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lý?

A. 1 – bc; 2 – ade                                               B. 1 – ade; 2 – bc

C. 1 – cd; 2 – abe                                               D. 1 – abc; 2 – de

Câu 57. Cho thông tin ở bảng sau:

Phương pháp

Đặc điểm

1. Thụ tinh nhân tạo (IUI)

2. Nhân bản vô tính

3. Cấy truyền phôi

4. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

5. Bơm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)

 

a.Điều trị phù hợp nhất cho những

trường hợp bất thường tinh trùng nặng.

b. Sinh sản đơn không thông qua thụ tinh

c. Đưa tinh trùng sau khi đã lọc rửa vào buồng tử cung của người phụ nữ tại thời điểm rụng trứng

d. Dùng tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi.

e. Đưa phôi tạo ra từ cá thể cái này (cái cho phôi) vào cá thể cái khác (cái nhận phôi) phôi vẫn sống

Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lý?

A. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 - d; 5 - e                         B. 1 – a; 2 – b; 3 – e; 4 - c; 5 - d

C. 1 – c; 2 – b; 3 – e; 4 - d; 5 - a                         D. 1 – a; 2 – b; 3 – e; 4 - d; 5 – c

 

II. Trả lời Đúng/Sai

Câu 1. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về hình thức sinh sản của động vật?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Các hình thức sinh sản vô tính gồm: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh

 

 

b.

Sinh sản ở hình thức phân đôi gặp ở hải quỳ, bọt biển, thủy tức.

 

 

c.

Phân mảnh là hình thức sinh sản mà cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ.

 

 

d.

Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp.

 

 

Câu 4. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về hình thức sinh sản của động vật?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Sinh sản theo kiểu trinh sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính

 

 

b.

Đối với ong mật, những trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong thợ có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh phát triển thành ong đực.

 

 

c.

Động vật có hai phương thức sinh sản: sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính

 

 

d.

Bọt biển vừa có thể sinh sản bằng hình thức nảy chồi, vừa có thể sinh sản bằng hình thức phân mảnh

 

 

Câu 5. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về hình thức sinh sản của động vật?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Đẻ trứng thai gặp ở một số loài cá, một số loài bò sát và một số loài chân khớp.

 

 

b.

Bò sát, chim và nhiều động vật không xương sống đẻ trứng, trứng thụ tinh trong cơ thể con cái.

 

 

c.

Đẻ con có ở tất cả loài Thú và người.

 

 

d.

Cá, lưỡng cư và nhiều loài động vật không xương sống đẻ trứng và trứng thụ tinh với tinh trùng trong môi trường nước.

 

 

 

Câu 8. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Cơ chế điều hòa sinh tinh được kiểm soát nhờ liên hệ ngược

 

 

b.

Các hormone do vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra đi theo đường máu đến tinh hoàn, kích thích sinh tinh.

 

 

c.

Hệ sinh dục đóng vai trò chủ yếu trong điều hòa sinh sản.

 

 

d.

Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, khi nồng độ testosterone trong máu tăng lên sẽ gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết GnRH, FSH, LH

 

 

Câu 9. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi nhốt làm cho gà đẻ nhiều hơn.

 

 

b.

Bổ sung chất khoáng vào thức ăn (từ vỏ trứng, ốc, hến,...) làm tăng đẻ trứng ở vịt.

 

 

c.

Chiếu tia tử ngoại lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn, tăng hiệu quả kinh tế.

 

 

d.

Dùng máy li tâm có thể tách tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X và tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y, giúp lựa chọn được giới tính vật nuôi.

 

 

Câu 10. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về hình thức sinh sản trinh sinh?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Không cần sự tham gia của giao tử đực.

 

 

b.

Xảy ra ở động vật bậc thấp.

 

 

c.

Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực.

 

 

d.

Không có quá trình giảm phân.

 

 

 

Câu 12. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm sinh sản vô tính ở động vật?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Chỉ cần một cá thể gốc.

 

 

b.

Cá thể mới luôn được hình thành từ trứng không được của cá thể gốc.

 

 

c.

Không có sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái.

 

 

d.

Có sự tham gia của hai cá thể khác giới.

 

 

 

Câu 13. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Tỷ lệ trứng được thụ tinh thấp.

 

 

b.

Trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỷ lệ sống sót thấp.

 

 

c.

Từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước.

 

 

d.

Ít phụ thuộc vào môi trường nên hiệu quả sinh sản cao hơn.

 

 

Câu 14. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính ở động vật?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Từ chưa có cơ quan sinh sản đến có cơ quan sinh sản chuyên biệt.

 

 

b.

Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính.

 

 

c.

Từ thụ tinh cần nước đến thụ tinh không cần nước.

 

 

d.

Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong.

 

 

 

Câu 16. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính ở động vật?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong.

 

 

b.

Từ thụ tinh chéo đến tự thụ tinh.

 

 

c.

Từ con sinh ra chưa được chăm sóc đến được chăm sóc nuôi dưỡng.

 

 

d.

Từ phân bào nguyên phân đến phân bào giảm phân.

 

 

Câu 18. Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng. Việc cắt bỏ buồng trứng có thể sẽ gây ra ảnh hưởng, ảnh hưởng nào sau đây đúng hay sai?

 

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Mất khả năng sinh con.

 

 

b.

Chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra.

 

 

c.

Xương xốp dễ gây mắc bệnh loãng xương.

 

 

d.

Các hormone CinRH, FSH, LH giảm mạnh

 

 

 

Câu 19. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về hình thức sinh sản ở động vật?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Giun đất là dộng vật lưỡng tính chi sinh sản bằng tự phối.

 

 

b.

Những người có tuyến yên không phát triển thường không có khả năng sinh con

 

 

c.

Đẻ trứng thai được xem là hình thức trung gian của đẻ trứng và đẻ con

 

 

d.

Trong các hình thức sinh sản vô tính ở động vật thì trinh sinh là hình thức tiến hóa nhất

 

 

 

Câu 20.Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng cho phụ nữ sau quan hệ tình dục không bảo vệ hoặc gặp sự cố trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai khác. Bằng cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 3 ngày kể từ ngày quan hệ, bạn có thể giảm đáng kể khả năng có thai.

Sử dụng dữ liệu trên hãy cho biết mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?

 

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Thời gian vàng hiệu quả khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là trong vòng 24h sau khi quan hệ tình dục không an toàn.

 

 

b.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa các hormone với liều lượng nhiều hơn thuốc tránh thai hằng ngày.

 

 

c.

Cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp đo là sự ức chế liên hệ ngược.

 

 

d.

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có hiệu quả khi trứng đã thụ tinh, nên khuyến cáo sử dụng thêm các biện pháp an toàn khác trong quan hệ tình dục như bao cao su.

 

 

 

III. Trả lời ngắn.

Câu 1: Trong các hình thức:

1.Phân đôi.              2.Nảy chồi.              3.Đẻ trứng.              4.Trinh sinh.

5.Phân mảnh.          6.Đẻ trứng thai.      

Có bao nhiêu hình thức là hình thức sinh sản vô tính?

Câu 3: Trong các động vật:

1.Sao biển.    2.Hải quỳ.     3.Bọt biển.    4.Ong mật.

Có bao nhiêu loài động vật không có hình thức sinh sản là phân đôi?

Câu 4: Ở động vật, có bao nhiêu phương thức sinh sản?

Câu 5: Trong các loại động vật:

1.Sao biển.    2.Hải quỳ.     3.Bọt biển.    4.Thủy tức.   5.San hô.

Có bao nhiêu động vật sinh sản bằng cách nảy chồi?

Câu 8: Trong các bộ phận:

1.Cổ tử cung.           2.Buồng trứng.        3.Noãn bào.            4.Noãn hoàng.

Có bao nhiêu bộ phận mà ở đó diễn ra quá trình sinh trứng?

Câu 11: Trong các biện pháp:

1.Thụ tinh nhân tạo.                     2.Cải tạo giống vật nuôi.

3.Nuôi cấy phôi.                           4.Thay đổi yếu tố môi trường.

Có bao nhiêu biện pháp là biện pháp điều khiển số con ở động vật?

Câu 13: Có bao nhiêu hình thức sinh sản vô tính chỉ có ở động vật không xương sống?

Câu 14: Trong các sinh vật:

1.Ong.          2.Chuột túi.             3.Mối.           4.ếch.

5. Rệp.          6.kiến.                     7. Muỗi.        8. Thằn lằn.

Có bao nhiêu sinh vật không có hình thức sinh sản trinh sinh?

Câu 17: Trong các quá trình:

1.Nguyên phân.                  2.Thụ tinh.

3.Giảm phân.                     4.Sinh phôi.

Có bao nhiêu quá trình không là cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính ở động vật?

Câu 22: Trong các hormone:

1. FSH.                   2. LH.           3.GnRH.                 4.Testosterone.

Có bao nhiêu hormone làm kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng?

Câu 23: Trong các hormone:

1. FSH.                   2.LH.            3.GnRH.                 4.Testosterone.

5.Progesterone.       6.Tiroxin .     7.Estrogen.

Có bao nhiêu hormone ở nam giới kích thích quá trỉnh sản sinh tinh trùng?

Câu 27: Trong các biện pháp:

1.Phá thai.               2.Dùng thuốc tránh thai.

3.Triệt sản.              4.Tính ngày rụng trứng.

Có bao nhiêu biện pháp được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch?


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube