Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học Lý thuyết Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối tri thức_Bài 27 Khai thác nguồn lợi thuỷ sản
Bài 27 Khai thác nguồn lợi thuỷ sản
I. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN.
1. Ý nghĩa của khai thác nguồn lợi thuỷ sản:
- Cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu
- Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển
- Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của người dân
- Bảo vệ chủ quyền biển đảo
2. Nhiệm vụ của khai thác nguồn lợi thuỷ sản:
– Tuân thủ đúng các quy định trong khai thác thuỷ sản.
+ Bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
khai thác.
+ Nhiệm vụ trong công tác cứu hộ, cứu nạn.
-Nhiệm vụ trong bảo vệ chủ quyền biển đảo..
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN PHỔ BIẾN
1. Lưới kéo
Các bước thực
hiện |
Mô tả |
Chuẩn bị |
- Chuẩn bị ở bờ: Kiểm tra tàu, máy, lưới và các ngư
cụ khác; chuẩn bị xăng dầu, nước đá, muối, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,... - Chuẩn bị ở ngư trường: lắp ráp ngư cụ; xác định độ
sâu ngư trường khai thác; xem xét tốc độ và hướng của gió, hướng nước để chọn
hướng thả lưới thích hợp |
Thả lưới |
- Giảm tốc độ của tàu → thả lưới → cố định lưới. |
Dắt lưới (hay kéo lưới) |
- Thời gian dắt lưới: thường từ 1 đến 3 giờ (đối với
khai thác thăm dò từ 0,5 đến 1 giờ). - Tốc độ dắt lưới: tuỳ thuộc đối tượng khai thác,
thông thường từ 2 đến 3 km/giờ đối với khai thác tôm, khoảng 6 đến 8 km/giờ đối
với khai thác cá. - Hướng dắt lưới: đúng luồng di chuyển hoặc chọn
đúng độ sâu cư trú của đối tượng thuỷ sản khai thác; tránh chướng
ngại vật. |
Thu lưới và bắt thuỷ sản |
- Giảm tốc độ kéo, thu lưới bằng máy tời
chuyên dụng → cắt thuỷ sản từ lưới lên tàu bằng ngư cụ phù hợp; phân loại,
làm sạch thuỷ sản và cho vào hầm chứa trên tàu để bảo quản. |
2. Lưới rê
Các
bước thực hiện |
Mô
tả |
Chuẩn bị |
- Chuẩn bị ở bờ: Kiểm tra tàu, máy, lưới và các ngư
cụ khác; chuẩn bị xăng dầu, nước đá, muối, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,... - Chuẩn bị ở ngư trường: xác định độ sâu ngư trường
khai thác; điều chỉnh dây phao ganh;dự đoán hướng di chuyển của đàn thuỷ sản
để thả lưới; xem xét tốc độ và hướng của gió, hướng nước để chọn hướng
thả lưới thích hợp. |
Thả lưới |
- Giảm tốc độ tàu. Thả lưới ngang dòng chảy |
Ngâm lưới |
- Lưới ngâm hoặc trôi trong nước, đây là thời gian
khai thác. |
Thu lưới và bắt thuỷ sản |
-Đây là công đoạn cần nhiều người tham gia : kéo lưới,
gỡ lưới… |
3. Lưới vây
Các bước thực
hiện |
Mô tả |
Chuẩn bị |
Chuẩn bị xăng dầu, nước đá, muối, thực phẩm, thuốc
chữa bệnh,...kiểm tra tình trạng lưới và các ngư cụ |
Thăm dò thuỷ sản |
Dựa vào kinh nghiệm của người khai thác hoặc thiết bị
thăm dò nhằm xác định mật độ đàn thuỷ sản |
Thả lưới |
-Cho tàu đến gần vị trí hoạt động tập trung của đàn
thuỷ sản, giữ khoảng cách phù hợp để ko bị phát hiện. -Phán đoán các thông số cần thiết chọn vị trí
và hướng để thả lưới đạt hiệu quả bủa vây cao nhất. |
Thu lưới và bắt thuỷ sản |
-Khi chỉ còn phần tùng lưới nằm trong nước tiến hành
bắt thuỷ sản bằng dụng cụ chuyên dụng -Sau khi bắt thuỷ sản xong, tiến hành rửa và cho vào
hầm chứa. |
4. Câu.
- Là phương pháp khai thác thủy sản có:
+ Tính chọn lọc cao.
+ Không tàn phá nguồn lợi thủy sản và môi trường.
+ Ngư cụ khai thác đơn giản, chi phí thấp,...
- Thường có hai hình thức câu là:
+ Câu có mồi.
+ Câu không có mồi.
Các bước thực
hiện |
Mô tả |
Chuẩn bị |
Dụng cụ: Cần câu, Dây, Lưỡi câu,... + Mồi câu: Đối với câu có mồi. + Dụng cụ thu cá,... |
Thả câu |
- Tùy thuộc vào hình thức câu, có các kĩ thuật
thả câu khác nhau sao cho dây câu không bị vướng. + Mồi câu, lưỡi câu ở độ sâu phù hợp. - Thời gian thả câu tùy thuộc vào loài thủy sản khai
thác. |
Ngâm câu |
- Mục đích của ngâm câu là: + Chủ yếu để giữ mồi ăn mồi. + Di chuyển qua và mắc vào lưỡi câu. - Thời gian ngâm câu tùy thuộc vào: + Hình thức câu. + Loài thủy sản khai thác. |
Thu
câu (thu dây câu) và bắt thủy sản |
- Thu câu sao cho thủy sản không làm đứt dây câu: + Kéo dây khi chùng. + Dừng lại khi căng,... - Khi bắt thủy sản lên mặt nước: + Dùng dụng cụ thích hợp (vợt, xiên, tay,...) để thu
thủy sản. - Đối với những loài thủy sản có kích thước lớn (cá
ngừ đại dương, cá mập,...) để đưa cá lên tàu dùng: Tời hoặc cẩu. |