Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học Trắc nghiệm cộng nghệ lâm nghiệp thủy sản 12_Chủ đề 4 Giới thiệu chung về thuỷ sản
Chủ đề 4 Giới thiệu chung về thuỷ sản
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Phát biểu nào đúng khi nói về vai trò của thuỷ sản đối
với đời sống con người?
A. Cung cấp nguồn thực
phẩm giàu protein cho con người.
B. Cung cấp nguyên
liệu cho trồng trọt công nghệ cao.
C. Cung cấp thịt,
cá, trứng, sữa cho các nhà máy chế biến.
D. Cung cấp lương thực
cho xuất khẩu.
Câu 2. Phát biểu nào không đúng khi nói về vai trò của thuỷ sản
với nền kinh tế và đời sống xã hội?
A. Cung cấp nguyên
liệu cho chế biến và xuất khẩu.
B. Đảm bảo an ninh
lương thực và phát triển bền vững.
C. Cung cấp nguồn thực
phẩm cho con người.
D. Tạo thêm công ăn
việc làm cho người lao động.
Câu 3. Hoạt động nào phù hợp nhất khi nói về vai trò của thuỷ
sản đối với bảo vệ chủ quyền biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng?
A. Khai thác thuỷ sản
làm nguyên liệu sản xuất dược, mĩ phẩm.
B. Chế biến thuỷ sản
và xuất khẩu.
C. Nuôi trồng thuỷ sản
đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho con người.
D. Tàu cá treo cờ Tổ
quốc khi khai thác thuỷ sản xa bờ.
Câu 4. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
triển vọng của ngành thuỷ sản nước ta trong thời gian tới là
A. đưa nước ta trở
thành một trong ba nước xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới.
B. tăng tỉ lệ nuôi
và tăng tỉ lệ khai thác thuỷ sản.
C. đưa nước ta trở
thành quốc gia khai thác thuỷ sản dẫn đầu thế giới.
D. phát triển đảm bảo
lao động thuỷ sản có mức thu nhập cao nhất cả nước.
Câu 5. Cho các nhận định về vai trò của thuỷ sản như sau:
(1) Cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
(2) Phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
(3) Cung cấp thịt, cá, trứng, sữa cho con người.
(4) Đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo.
(5) Cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Các nhận định đúng là:
A. (1), (2), (4),
(5). B.
(1), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3),
(4). D.
(2), (3), (4), (5).
Câu 6. Phát biểu nào sai khi nói về xu hướng phát triển
của thuỷ sản ở Việt Nam và trên thế giới?
A. Phát triển thuỷ sản
bền vững cần giảm tỉ lệ nuôi, tăng tỉ lệ khai thác.
B. Áp dụng công nghệ
cao để phát triển bền vững.
C. Hướng tới nuôi trồng
theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
D. Phát triển bền vững
gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Câu 7. Có những yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong
ngành thuỷ sản như sau:
(1) Yêu thiên nhiên, yêu thích sinh vật, có kiến thức cơ bản về
lĩnh vực thuỷ sản.
(2) Tuân thủ an toàn lao động và có ý thức bảo vệ môi trường.
(3) Thích sưu tầm các loài sinh vật quý, hiếm.
(4) Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó, có trách nhiệm cao trong
công việc.
Các nhận định đúng là:
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1),
(2), (3).
Câu 8. Phát biểu nào không đúng khi nói về ý nghĩa của việc áp
dụng công nghệ cao trong nuôi và khai thác thuỷ sản?
A. Góp phần phát triển
thuỷ sản bền vững.
B. Bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
C. Hạn chế được dịch
bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng.
D. Khai thác tận diệt
nguồn lợi thuỷ sản.
Câu 9. Dựa vào nguồn gốc, các loài thuỷ sản được phân loại
thành các nhóm nào sau đây?
A. Thuỷ sản nhập nội
và thuỷ sản bản địa.
B. Thuỷ sản ưa ấm và
thuỷ sản ưa lạnh.
C. Thuỷ sản nước ngọt
và thuỷ sản nước mặn.
D. Thuỷ sản ăn thực
vật và thuỷ sản ăn động vật.
Câu 10. Loài nào sau đây thuộc nhóm thuỷ sản nhập nội?
A. Cá chép. B. Cá rô đồng. C. Ốc nhồi. D. Cá hồi vân.
Câu 11. Cá tầm, cá hồi vân thuộc nhóm thuỷ sản nào
sau đây?
A. Thuỷ sản bản địa.
B. Thuỷ
sản nhập nội.
C. Thuỷ sản nhập khẩu.
D. Thuỷ sản xuất khẩu.
Câu 12. Loài nào sau đây thuộc nhóm thuỷ sản bản địa?
A. Cá chép, cá tra, ếch
đồng, cá tầm.
B. Cá hồi vân, cá
chép, cá tra, ếch đồng.
C. Cá chép, cá rô đồng,
ếch đồng, cá diếc.
D. Cá chép, cá tra,
cá tầm, cá nheo Mĩ.
Câu 13. Loài thuỷ sản được nhập từ nước ngoài về
nuôi ở Việt Nam được gọi là
A. thuỷ sản bản địa.
B. thuỷ
sản nhập nội.
C. thuỷ sản nước lợ.
D. thuỷ sản nước ngọt.
Câu 14. Theo đặc tính sinh vật học, có những đặc điểm
dùng để phân loại thuỷ sản như sau:
(1) Theo tính ăn.
(2) Theo đặc điểm cấu tạo.
(3) Theo các yếu tố môi trường.
(4) Theo sự phân bố.
Các nhận định đúng là:
A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (2),
(3), (4).
Câu 15. Loài cá nào sau đây thuộc nhóm giáp xác?
A. Cá rô phi. B. Ếch.
C. Tôm thẻ chân trắng.
D. Rong sụn.
Câu 16. Rùa biển, ba ba thuộc nhóm thuỷ sản nào sau
đây?
A. Nhóm cá B. Nhóm
bò sát.
C. Nhóm nhuyễn thể. D. Nhóm
rong, tảo.
Câu 17. Loài thuỷ sản nào sau đây thuộc nhóm giáp
xác?
A. Cá rô phi. B. Ba ba. C. Cua đồng. D. Rong
sụn.
Câu 18. Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm cá nước
ngọt?
A. Cá rô phi. B. Cá vược. C. Cá diếc. D. Cá chép.
Câu 19. Hàu, nghêu, vẹm, sò huyết, ốc nhồi, ốc
hương là các loài đại diện của nhóm thuỷ sản nào sau đây?
A. Nhóm rong, tảo. B. Nhóm
giáp xác.
C. Nhóm động vật
thân mềm. D. Nhóm
bò sát và lưỡng cư.
Câu 20. Dựa vào phân loại thuỷ sản theo tính ăn, cá
trắm cỏ thuộc nhóm nào?
A. Nhóm ăn tạp. B. Nhóm
ăn thực vật.
C. Nhóm ăn động vật.
D. Nhóm ăn vi sinh vật.
Câu 21. Phát biểu nào không đúng khi
phân loại thuỷ sản theo tính ăn?
A. Nhóm ăn tạp. B. Nhóm
ăn vi sinh vật.
C. Nhóm ăn động vật.
D. Nhóm ăn thực vật.
Câu 22. Dựa vào phân loại thuỷ sản theo tính ăn, cá
rô phi và cá trôi thuộc nhóm nào?
A. Nhóm ăn tạp. B. Nhóm
ăn vi sinh vật.
C. Nhóm ăn động vật.
D. Nhóm ăn thực vật.
Câu 23. Động vật thuỷ sản nào sau đây thuộc nhóm
thuỷ sản nước lạnh?
A. Cá tầm. B. Cá tra. C. Tôm càng
xanh. D. Tôm
sú.
Câu 24. Động vật thuỷ sản nào sau đây không thuộc
nhóm thuỷ sản nước ấm?
A. Cá tra. B. Cá vược. C. Cá rô phi. D. Cá
hồi vân.
Câu 25. Nhóm động vật thuỷ sản nào sau đây thuộc
nhóm thuỷ sản nước ngọt?
A. Cá chép, cá mè,
cá trắm cỏ, cá rô phi.
B. Cá chép, ngao,
tôm hùm, cá trắm cỏ.
C. Cá chép, cá mè,
ngao, hàu, cá rô phi.
D. Cá chép, cá mè,
cá hồi vân, hàu, cá rô phi.
Câu 26. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh có đặc điểm
là
A. dễ vận hành, quản
lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của người nuôi.
B. chưa áp dụng công
nghệ cao, năng suất thấp.
C. năng suất và sản
lượng thấp.
D. vốn vận hành thấp,
quản lí và vận hành khó khăn.
Câu 27. “Nuôi trồng thuỷ sản trong điều kiện kiểm
soát được quá trình tăng trưởng và sản lượng của loài thuỷ sản nuôi thông qua
việc cung cấp giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp” là đặc điểm của phương thức
nuôi trồng nào sau đây?
A. Nuôi trồng thuỷ sản
bán thâm canh. B. Nuôi trồng
thuỷ sản quảng canh.
C. Nuôi trồng thuỷ sản
siêu thâm canh. D. Nuôi trồng
thuỷ sản thâm canh.
Câu 28. Trong các phương thức nuôi thuỷ sản ở Việt
Nam hiện nay, phương thức nào thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất?
A. Nuôi trồng thuỷ sản
bán thâm canh. B. Nuôi trồng
thuỷ sản quảng canh.
C. Nuôi trồng thuỷ sản
quảng canh cải tiến. D. Nuôi trồng
thuỷ sản thâm canh.
Câu 29. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh có đặc điểm
nào sau đây?
A. Dựa hoàn toàn vào
nguồn thức ăn và con giống trong tự nhiên.
B. Được cung cấp giống
nhân tạo, thức ăn công nghiệp.
C. Năng suất và sản
lượng cao.
D. Dễ vận hành, quản
lí sản xuất.
Câu 30. Trong các phương thức nuôi trồng thuỷ sản ở
Việt Nam, phương thức nuôi nào dựa hoàn toàn vào nguồn thức ăn và con giống
trong tự nhiên?
A. Nuôi trồng thuỷ sản
thâm canh. B. Nuôi
trồng thuỷ sản bán thâm canh.
C. Nuôi trồng thuỷ sản
siêu thâm canh. D. Nuôi trồng
thuỷ sản quảng canh.
Câu 31. Đặc điểm của phương thức nuôi trồng thuỷ sản
thâm canh là
A. vốn đầu tư lớn,
không cần áp dụng công nghệ cao trong quản lí và vận hành.
B. vốn đầu tư nhỏ, cần
áp dụng nhiều công nghệ cao trong quản lí và vận hành.
C. năng suất và hiệu
quả kinh tế thấp.
D. môi trường nước
được quản lí nghiêm ngặt.
Câu 32. Một số loài thuỷ sản có giá trị xuất khẩu
cao ở Việt Nam là
A. Cá tra, cá basa,
tôm càng xanh. B. Cá
rô phi, ngao, cá tra.
C. Cá chép, cá rô
phi, cá trôi. D. Cá
trắm, cá rô phi, tôm sú.
Câu 33. Trong nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam, những
nhóm loài giáp xác biển quan trọng nhất là
A. tôm biển, của
bùn, tôm càng xanh.
B. ghẹ, cua biển,
tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
C. tôm hùm, ghẹ, cua
hoàng đế.
D. tôm he, cua biển,
tôm hùm.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Nhà trường cho học sinh tham quan hai mô hình nuôi trồng
thuỷ sản:
– Mô hình I: Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
– Mô hình II: Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
Trong nội dung báo cáo, học sinh đã nhận xét về hai mô hình như
sau:
a) Thuỷ sản chịu tác động của các yếu tố như nhiệt độ, điều
kiện khí hậu môi trường và kĩ thuật chăm sóc.
b) Thuỷ sản ở mô hình I sinh trưởng, phát triển kém, năng
suất thấp hơn mô hình II do hình thức nuôi này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức
ăn và con giống trong tự nhiên, ít được đầu tư về cơ sở vật chất.
c) Mô hình II được cung cấp đầy đủ giống, thức ăn các
trang thiết bị hiện đại, thuốc, hoá chất để phòng và xử lí bệnh nên thuỷ sản
sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, ít nhiễm bệnh.
d) Vốn đầu tư lớn và yêu cầu kĩ thuật cao là ưu điểm của
mô hình II.
Câu 2. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ thuyết trình về chủ
đề “Phân loại các nhóm thuỷ sản”. Trước khi báo cáo, nhóm đã thảo luận để thống
nhất một số nội dung còn vướng mắc. Sau đây là một số ý kiến:
a) Thuỷ sản bản địa là những loài thuỷ sản có nguồn gốc và
phân bố trong môi trường tự nhiên tại Việt Nam.
b) Những loài thuỷ sản có thức ăn là cả động vật, thực vật
và mùn bã hữu cơ như cá rô phi là nhóm thuỷ sản ăn động vật.
c) Dựa vào đặc điểm cấu tạo, có thể phân loại thuỷ sản
thành 3 nhóm là nhóm cá, nhóm bò sát, nhóm nhuyễn thể.
d) Cá hồi vân, cá tầm, cá chép, cá quả, cá rô phi là nhóm
sống ở vùng ôn đới, nước lạnh.
Câu 3. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập nhóm về
tìm hiểu “Xu hướng phát triển thuỷ sản ở Việt Nam và trên thế giới”, một bạn học
sinh nêu vấn đề cần trao đổi như sau:
a) Phát triển thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản là xu hướng phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
b) Phát triển thuỷ sản bền vững cần tăng tỉ lệ nuôi, giảm
tỉ lệ khai thác.
c) Nuôi trông thuỷ sản bền vững bắt buộc phải tuân theo
tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
d) Phát triển công nghệ nuôi thuỷ sản thông minh, nuôi thuỷ
sản an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường giúp nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.
ĐÁP ÁN
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
1.A |
2.B |
3.D |
4.A |
5.A |
6.A |
7.B |
8.D |
9.A |
10.D |
11.B |
12.C |
13.B |
14.B |
15.C |
16.B |
17.C |
18.B |
19.C |
20.B |
21.B |
22.A |
23.A |
24.D |
25.A |
26.A |
27.D |
28.D |
29.A |
30.D |
31.B |
32.A |
33.D |
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
|
a) Đ |
a) Đ |
a) Đ |
|
b) Đ |
b) S |
b) Đ |
|
c) Đ |
c) S |
c) S |
|
d) S |
d) S |
d) Đ |