Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học Trắc nghiệm cộng nghệ lâm nghiệp thủy sản 12_Chủ đề 3 Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
Chủ đề 3 Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Bảo vệ tài nguyên rừng có ý nghĩa nào sau đây?
A. Nâng cao hiệu quả
khai thác tài nguyên rừng.
B. Phủ xanh đất trống,
đồi núi trọc.
C. Bảo tồn nguồn
gene các loài động vật, thực vật quý hiếm.
D. Nâng cao diện
tích rừng, cung cấp lâm sản cho nhu cầu của con người.
Câu 2. Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân nào sau
đây?
A. Toàn dân.
B. Chủ rừng.
C. Các cơ quan quản
lí rừng.
D. Chủ rừng và các
cơ quan quản lí rừng.
Câu 3. Một trong những nhiệm vụ của người dân trong bảo vệ rừng
là
A. Xây dựng và thực
hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
B. Chấp hành sự huy
động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
C. Tổ chức, chỉ đạo
việc phòng cháy, chữa cháy rừng.
D. Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lí, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
Câu 4. Một trong những nhiệm vụ của chủ rừng trong bảo vệ rừng
là
A. phòng trừ sinh vật
gây hại rừng theo đúng quy định.
B. thông báo kịp thời
cho người dân về cháy rừng
C. tổ chức tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
D. xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lí, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
Câu 5. Biểu đồ sau đây là thực trạng về diện tích rừng ở nước
ta giai đoạn 2007 – 2022.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tổng diện tích rừng
ở nước ta tăng từ 2,6 triệu ha năm 2007 lên 4,6 triệu ha năm 2022.
B. Diện tích rừng đặc
dụng gần như không thay đổi từ năm 2007 đến năm 2022.
C. Diện tích rừng
phòng hộ năm 2017 cao hơn so với các năm còn lại.
D. Tổng diện tích rừng
năm 2022 là 4,6 triệu ha, trong đó rừng sản xuất chiếm gần 85%.
Câu 6. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về nhiệm vụ của người
dân trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Phòng trừ sinh vật
gây hại rừng theo đúng quy định.
B. Thông báo kịp thời
cho cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng.
C. Tổ chức thực hiện
công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
D. Kiểm tra, thanh
tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về nhiệm vụ của chủ
rừng trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Tổ chức tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
B. Thông báo kịp thời
cho người dân hoặc cơ quan có thẩm quyền về cháy rừng.
C. Xây dựng và thực
hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
D. Thông báo kịp thời
cho người dân hoặc cơ quan có thẩm quyền về sinh vật gây hại rừng.
Câu 8. Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững, cần
nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Xây dựng các khu
bảo tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên.
B. Áp dụng các kĩ
thuật khai thác phù hợp để bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích
phòng hộ và bảo vệ môi trường.
C. Kết hợp bảo vệ và
phát triển rừng với khai thác hợp lí để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng.
D. Chăn thả gia súc
vào rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
Câu 9. Để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cho người
dân, cần thực hiện hoạt động nào sau đây?
A. Tăng cường hoạt động
trồng rừng, trồng cây xanh ở khu vực đô thị và nông thôn.
B. Tổ chức tuyên
truyền về vai trò, giá trị của rừng đối với đời sống và môi trường.
C. Tăng cường công
tác tuần tra, giám sát để phát hiện và ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng.
D. Làm hàng rào bảo
vệ rừng và phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là một
trong các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Nâng cao ý thức bảo
vệ rừng.
B. Ngăn chặn các
hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng.
C. Làm cỏ, vun xới,
bón phân thúc cho cây.
D. Xây dựng và bảo vệ
các khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 11. Vì sao trồng cây xanh ở khu vực đô thị và
nông thôn lại có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Tạo ra nguồn gỗ
cung cấp cho nhu cầu của con người, nhờ đó giảm nhu cầu khai thác gỗ từ rừng.
B. Tạo nguồn cây giống
cung cấp cho trồng rừng.
C. Tạo lá chắn bảo vệ
tài nguyên rừng.
D. Tạo môi trường sống
trong lành cho con người.
Câu 12. Cho các hoạt động như sau:
(1) Trồng cây xanh trong khuôn viên các trụ sở, trường học.
(2) Trồng cây xanh trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.
(3) Tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân đối với việc chấp hành pháp luật về lâm nghiệp.
(4) Khuyến khích người dân trồng cây ăn quả, cây công nghiệp trên
đất rừng.
(5) Tăng cường chăn thả gia súc trong các khu rừng phòng hộ, rừng
đầu nguồn.
(6) Trồng cây trên vỉa hè đường phố, công viên.
Các hoạt động có vai trò bảo vệ tài nguyên rừng là:
A. (1), (2), (3),
(4). B. (1), (2), (3), (6). C. (1), (2), (3), (5). D. (1),
(2), (4), (6).
Câu 13. Hoạt động nào sau đây có tác dụng ngăn chặn
các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng?
A. Tổ chức tuyên
truyền về vai trò, giá trị của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Trồng cây xanh
trên vỉa hè, vườn hoa, quảng trường.
C. Lắp đặt các biển
báo ở khu vực có nguy cơ cao cháy rừng.
D. Tuần tra, giám
sát để ngăn chặn hoạt động săn bắt thú rừng trái phép.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về
các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Xây dựng các rừng
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để phòng, chống cháy rừng.
B. Trồng cây xanh ở
khu vực đô thị và nông thôn để nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
C. Làm hàng rào bảo
vệ để ngặn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng.
D. Lắp đặt các biển
báo ở khu vực có nguy cơ cao cháy rừng để nâng cao đa dạng tài nguyên rừng.
Câu 15. Việc xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn
thiên nhiên có vai trò nào sau đây?
A. Thu hẹp diện tích
rừng thuận lợi cho việc quản lí.
B. Mở rộng diện tích
trồng rừng.
C. Bảo tồn đa dạng
sinh học.
D. Giúp người dân
nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Câu 16. Trong các phương thức khai thác tài nguyên
rừng, khai thác trắng là
A. chặt toàn bộ cây
rừng ở một khu vực nhất định trong nhiều mùa khai thác.
B. chặt toàn bộ cây
rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.
C. chỉ khai thác những
cây già yếu có nguy cơ bị chết.
D. khai thác toàn bộ
cây rừng và không trồng lại cây mới.
Câu 17. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về khai
thác trắng ở nước ta?
A. Không hạn chế số
lần khai thác.
B. Thường áp dụng đối
với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
C. Không áp dụng ở
những nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều.
D. Ưu tiên khai thác
những cây đã thành thục.
Câu 18. Để phục hồi rừng sau khai thác trắng cần phải
tiến hành hoạt động nào sau đây?
A. Bón phân cho cây
rừng. B. Trồng rừng.
C. Tưới nước cho cây
rừng. D. Chăm sóc rừng.
Câu 19. Trong các phương thức khai thác tài nguyên
rừng, khai thác dần là
A. Chặt toàn bộ cây
rừng ở một khu vực nhất định trong nhiều mùa khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây
rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.
C. Chọn chặt những
cây đã thành thục.
D. Chọn chặt những
cây già cỗi, cây bị sâu bệnh.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về
phương thức khai thác dần?
A. Thường áp dụng với
rừng phòng hộ đầu nguồn.
B. Rừng sẽ tự phục hồi
nhờ sự tái sinh tự nhiên của cây rừng.
C. Thường áp dụng ở
nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều.
D. Khai thác đến đâu
trồng lại rừng đến đó.
Câu 21. Khai thác chọn là phương thức khai thác nào
sau đây?
A. Chọn chặt các cây
sâu bệnh, giữ lại những cây khoẻ mạnh.
B. Chọn những khu vực
có nhiều cây thành thục để khai thác trước.
C. Chọn chặt các cây
đã thành thục, giữ lại những cây còn non.
D. Chọn những khu vực
có nhiều cây bị sâu bệnh để khai thác trước.
Câu 22. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về phương
thức khai thác chọn?
A. Ưu tiên khai thác
những cây già cỗi, cây bị sâu bệnh.
B. Không hạn chế thời
gian, số lần khai thác.
C. Thực hiện trước
khi tiến hành khai thác trắng.
D. Chỉ áp dụng ở những
nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều.
Câu 23. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về phục hồi
rừng sau khai thác?
A. Rừng được khai
thác bằng phương thức khai thác trắng sẽ tự phục hồi nhờ sự tái sinh tự nhiên của
cây rừng.
B. Để phục hồi rừng
sau khi khai thác bằng phương thức khai thác dần cần tiến hành trồng rừng.
C. Tất cả các phương
thức khai thác, để phục hồi rừng sau khi khai thác đều phải tiến hành trồng rừng.
D. Rừng được khai
thác bằng phương thức khai thác chọn sẽ tự phục hồi nhờ sự tái sinh tự nhiên của
cây rừng.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng bền vững, một nhóm học
sinh đã thảo luận và đề xuất cần nghiêm cấm một số hành vi như sau:
a) Chăn thả gia súc ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của rừng
đặc dụng, rừng mới trồng.
b) Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên như vườn quốc gia,
khu bảo tồn loài sinh cảnh.
c) Đốt rừng lấy đất trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
d) Săn bắt, nuôi nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động
vật rừng.
Câu 2. Ở các khu vực miền núi của nước ta, một số người dân
vào rừng đốt lửa để khai thác mật ong. Sau đây là một số nhận định:
a) Mật ong rừng là một loại tài nguyên rừng vì vậy cần được
bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi khai thác mật ong của người dân.
b) Việc người dân đốt lửa để khai thác mật ong cần được
khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ khai thác tài nguyên rừng.
c) Đốt lửa để khai thác mật ong có thể dẫn đến suy thoái
tài nguyên rừng nên cần phải nghiêm cấm.
d) Người dân được phép khai thác mật ong rừng nhưng phải sử
dụng biện pháp hợp lí để không ảnh hưởng đến đàn ong và các tài nguyên rừng
khác.
ĐÁP ÁN
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
1.C |
2.A |
3.B |
4.A |
5.D |
6.B |
7.C |
8.D |
9.B |
10.C |
11.A |
12.B |
13.D |
14.C |
15.C |
16.B |
17.C |
18.B |
19.A |
20.D |
21.C |
22.B |
23.D |
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 1 |
Câu 2 |
a) Đ |
a) S |
b) S |
b) S |
c) Đ |
c) Đ |
d) Đ |
d) Đ |