Lý Thuyết Sinh 12 Cánh Diều_Bài 4 Đột biến gene

    Thayhien.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn các bài học lý thuyết Sinh học 12 Cánh Diều_Bài 4 Đột biến geneBài học Lý thuyết Sinh 12 Cánh Diều này ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.


Bài 4 Đột biến gene

I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GENE

1. Khái niệm:

- Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan đến một hay một số cặp nucleotide

- Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình

- Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan đến một cặp nucleotide

2. Các dạng đột biến điểm:

A diagram of a dna sequence

AI-generated content may be incorrect.

 

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GENE        

1. Nguyên nhân

- Bên trong: rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào (như sai sót trong quá trình nhân đôi DNA).

- Bên ngoài: các tác nhân đột biến vật lí, hoá học và sinh học. Ví dụ: chất 5 - bromouracil (5 - BrU), HNO2, ethyl methane sulfonate (EMS), tia tử ngoại (UV), virus, vi khuẩn, nấm,...

2. Cơ chế phát sinh

- Yếu tố bên trong: Ví dụ hiện tượng bắt cặp nhầm trong tái bản DNA

A diagram of a dna sequence

AI-generated content may be incorrect.

 

- Yếu tố bên ngoài:

+ Tác nhân hóa học làm biến đổi cấu trúc DNA theo các cách thức khác nhau

VD: 5BU gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-C hoặc ngược lại

A diagram of a dna sequence

AI-generated content may be incorrect.

+ Các yếu tố vật lí gây ra những biến đổi trong cấu trúc của phân tử DNA và từ đó làm phát sinh đột biến

+ Virus và các yếu tố sinh học như vi khuẩn và nấm có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những đột biến trên phân tử DNA

III. VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GENE

1. Trong tiến hóa

- Đột biến gene hình thành nên các biến dị khác nhau, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

- Mặc dù tần số đột biến của một gene rất nhỏ nhưng số lượng gene trên mỗi cá thể sinh vật và số lượng cá thể trong quần thể rất nhiều; vì vậy, số lượng thể đột biến trên quần thể sinh vật xuất hiện ở mỗi thế hệ thường lớn.

2. Trong chọn giống

- Các nhà khoa học có thể chủ động gây đột biến gene trên cơ thể sinh vật nhằm tạo ra các giống mới đáp ứng các yêu cầu sản xuất và ứng dụng.

3. Trong nghiên cứu di truyền

- Các nhà khoa học chủ động gây đột biến, sau đó nghiên cứu sự biểu hiện của các thể đột biến để đánh giá vai trò và chức năng của gene.

- Bên cạnh đó, nghiên cứu các thể đột biến giúp phát hiện các đột biến có lợi hoặc có hại, từ đó chủ động tạo ra các đột biến mong muốn phục vụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu các gene đột biến ở cơ thể bố mẹ có thể đưa ra thông tin dự đoán về sự biểu hiện tính trạng tương ứng ở thế hệ tiếp theo.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube